Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

"Giải mã" bài ca dao Thằng Bờm

"Thằng Bờm có cái quạt mo...", có lẽ bất cứ người dân Việt nào đều biết đến bài ca dao vui vẻ và tinh nghịch này. Ngay cả đến nhân vật Bờm trong bài ca dao (dù rất ngắn, chỉ 10 câu thơ) cũng "đi" vào đời sống nhân dân và trong phim ảnh. Chẳng hạn, khi muốn chê bai một ai đó làm những việc ngớ ngẩn và vô nghĩa, người ta thường nói: "Đúng là Bờm", "Bờm thế"...Điều đó cũng thể hiện sức ảnh hưởng dài lâu và một cách hiểu rất phổ biến của đa số mọi người về bài thơ này. Tuy nhiên, với trí tuệ uyên bác nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh của những "người sáng tạo" dân gian, có phải bài ca dao và các hình ảnh trong đó chỉ mang một ý nghĩa đơn giản và dễ đoán định như trên không? Hay là nó còn mang những tầng ý nghĩa khác, thâm thúy và sâu xa hơn nhiều? Mời các bạn hãy xem tác giả Nguyễn Trọng Bình "giải mã" bài ca dao đáng yêu này nhé. Bài đã đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Xin cảm ơn tác giả Nguyễn Trọng Bình (Cần Thơ).

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Dạ cảm


(Viết trong một đêm mất ngủ)
Lang thang đêm cuối manh rèm
Mùa trăng trót dại êm đềm dạ thưa

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Phạm Duy: Thơ phổ nhạc

Phạm Duy - tranh Bửu Chỉ
Phạm Duy là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Với một gia tài âm nhạc đồ sộ, trong đó có các tác phẩm đã ghi dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người nghe của rất nhiều thế hệ như: Tình ca, Tiếng sáo Thiên Thai, Ngày xưa Hoàng Thị, Con đường cái quan, Bà mẹ Gio Linh, Tình hoài hương, Mẹ Việt Nam, Cô hái mơ, Quê nghèo,... Âm nhạc Phạm Duy rất đa dạng, phong phú từ thể loại cho tới đề tài. Khi thì những bài hát tụng xưng quê hương, lúc thì viết về những kiếp người, về tình yêu lứa đôi, những suy tư với cuộc sống,... với nhiều cách thể hiện và với các hình tượng âm nhạc khác nhau. Ông cũng là người có công làm mới những bài dân ca, bằng cách phổ lại nhạc (hoặc đặt lại lời mới) cho chúng. Nhờ đó mà những bài dân ca này lại tiếp tục được sống trong lòng công chúng yêu nhạc vì nó phù hợp với tâm lý, tình cảm của con người trong hiện tại. Ở đây, nét nhạc Phạm Duy hào hoa, tình tứ, bay bướm và lả lơi.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Chỉ tại dòng sông đa tình


Em ơi, đã lâu lắm rồi mình không gặp nhau em nhỉ. Anh vẫn nhớ buổi đầu tiên ấy, lúc mà anh được nghe giọng nói của em qua điện thoại đường dài. Giọng nói của người con gái miền trung. Nhẹ nhàng, ấm áp và rất ngọt ngào. Ngọt như cỏ mật bên dòng sông thanh bình và thơ mộng. Có phải vùng đất đầy cát bụi nắng gió đã là chất dinh dưỡng để tạo nên vẻ đẹp mặn mà của em? Những câu chuyện em kể cho anh nghe về miền quê, về cuộc sống nơi phương xa luôn cuốn hút anh. Bởi nội dung câu chuyện hay vì người kể?... Thế rồi anh chợt biết làm thơ. Từ đôi mắt biêng biếc đa tình của em đó, đôi mắt mà chỉ một chút vô ý của tạo hóa nữa thôi, chắc sẽ biến nó thành lẳng lơ và tẻ ngắt lắm. Nhiều người sẽ thắc mắc về câu hỏi này: Sao em đẹp đến thế? Riêng anh, đơn giản một điều, là chỉ tại dòng sông đa tình, phải không em...

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Mắm Tam Quan

Nước mắm là một đặc sản của những nước nhiệt đới gần biển. Đó là cách bảo quản thực phẩm tài ba và thông minh của cư dân ở những xứ sở này, khi mà chưa hề có công nghệ làm lạnh và kết đông tôm cá và các loại hải sản khác. Tôi không rõ là có bao nhiêu nước trên thế giới có được một món ăn thú vị và tinh tế như nước mắm Việt Nam. Từ bát nước mắm này, nếu mà không có nó thì có biết bao nhiêu món ăn khác sẽ trở nên lạc lõng, vô duyên như một cô gái xuân thì, đoan trang mà trót nói năng, ứng xử vô lối. Cái màu hổ phách óng ả, cái mùi nồng đượm vị biển cả ấy chính là kết tinh của đất trời, của vạn vật để phục vụ cho cuộc sống con người. Có thể có người chê nó là món ăn hạ cấp, là hôi, là bẩn và không muốn sử dụng nó trong nấu nướng hàng ngày. Có người thậm chí còn đưa tay che miệng khi nhìn thấy nó. Thật là đáng tiếc cho những hành động lố bịch, cách nhìn hẹp hòi và nông cạn như vậy. Ẩm thực ở mỗi quốc gia bao giờ cũng khác nhau và đó chính là cái tạo nên sự đa dạng về văn hóa trên toàn cầu. Thành ra, dù ai có chê bai hay khinh bỉ nước mắm, đối với tôi, nó vẫn là thứ nước chấm tuyệt vời nhất, là "quốc hồn" của dân tộc. Nó khiến cho mỗi người dân Việt cảm thấy gần gũi với quê hương mình, thêm yêu non nước mình hơn. Thiếu nó, văn hóa ẩm thực Việt Nam chắc chắn bị khuyết đi một mảng không gì có thể bù đắp được. Vì sao ư? Xin thưa, đó là mắm Tam Quan, các bạn ạ...