Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Adagio For Strings

Samuel Barber (1910 - 1981)

Sau một ngày làm việc mệt nhoài, toan định tắt máy tính leo lên giường ngủ, bất chợt một âm thanh kỳ lạ vang vọng tới đôi tai uể oải của gã. Một thanh âm của thời xa xưa lắm rồi, cái thời mà chẳng ai còn biết tới nữa, ngoại trừ qua những hình họa, tranh vẽ được in dưới lớp giấy đã ngả màu vàng úa của thời gian. Vậy mà hôm nay gã lại nghe được nó. Nó mỏng manh như sợi tơ. Trong vắt như giọt nước. Và se sắt một nỗi sầu như chiếc lá rơi rụng từ vạn kiếp…

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Vài kỷ niệm về ngày nhà giáo



“Đò ai chở khách sang sông
Tình còn trở lại hay không hỡi người
Đò tôi tình của một đời
Bến thương neo đậu tình người đi xa”
Không biết tự bao giờ, hình ảnh những người thầy giáo, cô giáo lại được ví với người lái đò thầm lặng. Điều này có lẽ xuất phát từ đặc thù của nghề giáo. Đó là truyền thụ kiến thức cho những thế hệ học sinh, để rồi mai này họ hòa mình với dòng đời nhiều vần xoay của tạo hóa. Những học trò thân yêu đó cứ thế, hết lớp này đến lớp khác, năm này qua năm khác, bao gương mặt cũ qua đi, bao gương mặt mới lại đến… Giống như những khách qua đò. Như những đợt sóng của bao la biển cả. Còn người lái đò thì vẫn cặm cụi bên bến sông thanh bình, với công việc thường ngày của mình, để làm “nhịp cầu nối những bờ vui” cho mọi người.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Bến xuân

Bài hát Bến xuân. Lời và nhạc: Văn Cao - Phạm Duy

Văn Cao là một trong những nghệ sỹ tài hoa nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của nước Việt. Những ca khúc khác của ông như: Thiên Thai, Trương Chi, Suối mơ là những bản tình ca đi cùng năm tháng. Trường ca sông Lô là một bản hùng ca, được xếp vào hàng kinh điển trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông cũng là một nhà thơ với những câu thơ thật tài hoa “Từ trời xanh/ rơi/vài giọt Tháp Chàm” và thật đắng đót “có lúc/ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt/có lúc/nước mắt không thể chảy ra ngoài được”. Ông còn là một họa sỹ đã từng có triển lãm tranh sơn dầu từ rất sớm tại Hà Nội.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

"Khúc hát sông quê" - Nhịp đập của những trái tim tha hương

Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Người làm bài hát bao giờ cũng mong ước có nhiều người hát. Về điểm này tôi thấy gần đây ca khúc “ Khúc hát sông quê” của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một minh chứng . Quá nửa đời phiêu dạt / con lại về úp mặt vào sông quê / ơi con sông dạt dào như lòng mẹ …Âm nhạc đã dắt lời thơ đi vào lòng người và ở lại đó, lay động xao xuyến . Nhất là đối với người tha hương lâu ngày. Mà thời buổi hiện đại này ai mà chẳng là người tha hương ? Ai mà chẳng có tuổi thơ ngóng mẹ chợ về với xu bánh đa vừng nơi bến sông thân thuộc. Có lẽ vì thế mà ai cũng tìm thấy mình trong từng nét nhạc, lời ca. Đi Nam về Bắc, tôi thấy ba bốn năm nay không có bài hát nào đạt đến sự mê say “phổ cập” như vậy. Cũng như mọi người, cả nhà tôi đều mê hát Khúc hát sông quê