Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Leipzig khó ngủ...

Đêm giao lưu ca nhạc của sinh viên thành phố Leipzig

Một lần tình cờ tôi được đọc câu thơ này của nhà thơ Tuyết Nga: 
Có lúc nỗi buồn mang hình ngôi sao 
Lấp lánh sáng đáy hoàng hôn vắng gió 
Có lúc niềm vui mang hình mảnh vỡ 
Rơi long cong xuống ngày tháng khê nồng

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Đại khái Berlin

Mình đang vật vờ vì thiếu trà
Đầu đề bài viết này mình „thó“ của bác Lê Huy Mậu khi bác ấy viết về chuyến du ngoạn Berlin. Nhà thơ Lê Huy Mậu là tác giả bài thơ mà nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng. Bài hát mà trong thâm tâm của mình xem như là „Quốc Ca“ của người Việt xa xứ.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Y khoa, cảm tính và lý tính

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bài viết rất hay về nghề y và ngành y của một cây bút tài hoa mà tôi rất thích đọc, Bác sỹ Lê Đình Phương. Bài đã đăng trên Sài Gòn tiếp thị ngày 28 tháng 11 năm 2012.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Berlin đại khái...

Lão đang làm quen với công nghệ high-tech...
Lão nhà thơ Lê Huy Mậu vừa có một chuyến du hí ở châu Âu, xuyên qua mấy nước: Ba Lan, Séc, Đức, Pháp (chắc là tiền vợ lão tài trợ). Về đến nhà, lão "bắn" cho tôi qua email một bài viết về Berlin. Sang Berlin mà không biết đường gọi điện cho tôi. Đúng là lão nhà quê low-tech (giống tôi). Thôi thì, giới thiệu cùng bạn bài viết hay phết này của lão nhà thơ, ông bạn vong niên của tôi. Xin mở ngoặc thêm, ông này là tác giả phần lời của bài hát nổi tiếng "Khúc hát sông quê" đấy. Hi hi. Kỷ niệm với lão này cũng nhiều lắm, nhưng sẽ viết về lão sau vậy. Giờ đang bận. He he...

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Sự hài hòa giữa lý thuyết và thực nghiệm


Piotr Kapitsa (1894 – 1984) là nhà tư tưởng, nhà khoa học Xô viết lỗi lạc, giải Nobel Vật lí (1978). Tại khóa họp của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, ông đã đề cập đến sự mất cân đối trong các công trình lí thuyết và thực nghiệm, sự thiếu vắng mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành.

Mặc dù thời gian đã khá xa nhưng những nhận định của ông vẫn còn tính thời sự. Trân trọng giới thiệu cùng bạn...

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Người khổng lồ tiên phong của văn chương tả chân

Nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà văn - nhà báo nổi tiếng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lớn trong nền văn học Việt như: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ,..., là tác giả của những thiên phóng sự đình đám thời đó (có người đã gọi ông là ông vua phóng sự đất Bắc), những vở kịch và truyện ngắn. Với lối viết châm biếm sâu cay, giọng văn tửng tưng quyến rũ đến kinh ngạc, ông đã khắc họa rất rõ nét cái xã hội lai căng, nửa tây nửa ta của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Những nhân vật trong tác phẩm của ông như Xuân Tóc đỏ, Nghị Hách, ông cố Hồng, cậu ấm con bà phó Đoan,... rồi những câu nói như: "Biết rồi khổ lắm nói mãi" hay "Em chã. Em chã" đã đi vào cuộc sống hàng ngày và trở nên thông dụng cho đến tận bây giờ. Diễm phúc đó mấy tác phẩm có được. Âu đó cũng là hạnh phúc của nhà văn...

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hoa sữa



Một mùa thu nữa lại về. Bỏ lại cái nắng mưa mùa hạ bất chợt và đỏng đảnh của cô nàng thời tiết, ta đợi chờ tiết thu dịu ngọt với làn gió se se lùa vào mái tóc, những gợn sóng hồ sương ẩm ướt còn tê tê vị giác và cái lành lạnh vừa đủ cho ai đó chỉ cần khoác thêm chiếc áo mỏng khi ra đường. Thu đang còn rụt rè bỡ ngỡ. Thu đang còn e ấp bâng khuâng. Thu nồng nàn và quyến rũ. Thu từ anh và thu từ em. Ôi chao là nhớ là nhung. Và lại thấy xuyến xang mùi hoa sữa Hà Nội...

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

4' 33"



4’33” (4 phút 33 giây) là một bản nhạc nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc lừng danh người Mỹ John Cage (1912-1992). Điều đặc biệt đầu tiên của bản nhạc này là nó có độ dài đúng như tên gọi, 4 phút và 33 giây. Đặc biệt hơn cả, đây là một bản nhạc không có âm nhạc, chỉ có sự im lặng từ đầu đến cuối.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Sự va chạm giữa các nền văn minh


Đáp lại các luận điểm trong cuốn The End of History and the Last Man được Francis Fukuyama viết năm 1992, Samuel Huntington đã phát triển tiểu luận “Sự va chạm giữa các nền văn minh” năm 1993 trên tạp chí Foreign Affairs. Năm 1996, tiểu luận được phát triển thành cuốn sách thu hút hàng tỷ người đọc và tranh luận sôi nổi trong nửa sau thập kỷ 1990. Cho đến ngày nay, cuốn sách vẫn có ảnh hưởng rất lớn trong giới chính trị và nghiên cứu. Dưới dây là trích dẫn một số luận điểm cơ bản trong tiểu luận.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Đôi điều về thơ Việt hôm nay

Nhà thơ Ngô Minh
Nhà thơ Ngô Minh
Có một lần bên chiếu rượu ở nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, bàn chuyện thơ như thế nào gọi là hay, nhà thơ Phùng Quán đi ra bếp, xách một con dao thái thịt cán dài, lưỡi sắc lẹm sáng lóa vào, để con dao xuống giữa mâm rượu rồi phán: “Mỗi thi hữu đọc hai câu thơ, Thơ ai không hay sẽ bị chém !”. Phùng Quán vuốt râu bảo: “Ngộ đọc trước nhé”. Rồi anh đọc: “Mười tám tuổi / Tôi phá thập tự làm nỏ / Năm mươi tuổi / Tôi đẽo nỏ làm thập tự”.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Viết cho tôi



Nhân đọc bài thơ cùng tên của anh Nguyễn Trọng Tạo

Ném thân vào chốn hội hè
Tháng ngày vô vị khuya về mắt chong
Thơ tình viết mãi không xong
Vần gieo ú ớ xoáy vòng nhân tâm

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Tình thu


Thu đã sang rồi, em biết không?
Tình thu vương vấn ở trong lòng
Hôn nhẹ nắng hồng trên suối tóc
Trời thu sáng mãi mắt em trong

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Điều kỳ diệu của bài vọng cổ

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Đạo diễn Lê Hoàng Hoa


Đêm khuya vào trang web anh Tạo thì được biết người đạo diễn tài hoa Lê Hoàng Hoa đã từ trần ngày 30 tháng 7 tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi. Nhắc đến ông, chắc chắn là thế hệ những người như tôi đều nhớ tới bộ phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa do nam diễn viên Nguyễn Chánh Tín thủ vai. Bộ phim này là một dấu son, là tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Khi còn nhỏ tôi rất mê bộ phim này, đến nỗi còn mơ mộng sau này sẽ làm diễn viên để được đóng phim và nổi tiếng như anh Chánh Tín. Đúng là một giấc mơ lãng mạn của trẻ nít. Hồi đó thì tôi không biết đạo diễn Khôi Nguyên (Lê Hoàng Hoa) là ai cả, cho đến khi được đọc tiểu sử về ông. Theo thông tin từ website của nhà thơ NTT, tên thật của ông là Đoàn Lê Hoa. Sinh 1933 tại Huế. Năm 19 tuổi ông thi chương trình du học Mỹ và được đào tạo ngành điện ảnh tại California (ông là đạo diễn đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản tại Mỹ). Sau 7 năm trở về nước thì đất nước đã bị chia cắt làm hai miền. Ông về lại Huế, rồi vào Sài Gòn tìm cách hành nghề. Ông chọn cho mình đi vào phim trinh thám, phim gián điệp, phim du đãng. Những bộ phim như 11 giờ 30 (giờ gài sẵn cho quả bom nổ), Vết thù trên lưng ngựa hoang,… của ông làm chấn động khán giả một thời. 

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Giám đốc bất động sản có hơn 20 tấn sách

Kinh doanh địa ốc nhưng đam mê lớn nhất của Nguyễn Đình Tùng là sách, với hơn 20 tấn sách các loại được anh sưu tầm và lưu giữ qua nhiều năm.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Cỏ


“Tôi thấy mình là cỏ. Tôi được sinh ra và tôi tự lớn lên…”
1. Hành lý chẳng có gì, vài ba bộ quần áo và một mớ đồ lụn vụn, lặt vặt. Hai ngày trước tôi đã nhét vội vàng vào túi xách, lập cập kéo khóa và chực phi thẳng ra khỏi cửa nhà không thèm ngoái đầu nhìn lại. Đi. Sẽ đi. Không từ biệt. Không luyến tiếc. Tôi đang có cảm giác bị đuổi ra khỏi nhà hơn là một sự tự nguyện. Cái mặt lì lợm của tôi không biết khóc bao giờ. Từng cơn nấc nghẹn bứ nơi cổ họng nuốt không trôi được cứ đau nhưng nhức. Đau từ tim lên đỉnh đầu, đau tứ chi rồi đau toàn thân. Tôi nuốt khan. Tôi khóc khan. Ừ, đi thì đi. Phải đi thôi. Tôi giục tôi, dữ dội lắm, quyết liệt lắm. Ở nhà chỉ là một cục thịt thừa. Một cục thịt bốc mùi ôi thiu làm ngứa mắt và vướng víu những người xung quanh. Ừ. Đi thì đi. Dễ thôi. Quan trọng đi là để trở về hay là bỏ xứ, biệt xứ. Có ai cần tôi đâu.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Hải lơ...


Xin nói ngay rằng, đây không phải là biệt hiệu của một huấn luyện viên bóng đá Việt Nam đầy cá tính, Lê Thụy Hải, mà là tên thường gọi của một kẻ “lơ” (chứ không ngơ) và hôm nay tôi sẽ kể lể đôi điều về gã với bà con. Gã họ Ngô (không nghê lắm) tên cúng cơm là Hải, đang vật vã tại Trier, thành phố cổ nhất nước Đức. Nói là cổ vì Trier được hình thành từ nửa sau thế kỷ thứ 3 với tên gọi ban đầu là Treveris. Thành phố này có khoảng 100.000 dân, diện tích 117 km2 nên chỉ đi khoảng vài tiếng là hết chỗ tham quan. Cũng chẳng khác gì nhiều so với những thành phố tôi đã từng qua. Có lẽ biết được tâm lý đó của tôi nên gã đã an ủi ngay khi tôi vừa đặt chân xuống nhà ga trung tâm: “Đây là thành phố cổ nên cái gì cũng già. Chịu khó tí nhé. Mai anh đưa chú đi mấy chỗ hay cực”. Nói xong gã nhếch mép cười thật bí hiểm, còn tôi thì vừa mệt vừa đói nên cũng ậm ừ cho qua chuyện.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Con đường cái quan


Bài nhạc hôm nay mà tôi muốn giới thiệu với các bạn, đó là trường ca Con đường cái quan của nhạc sỹ Phạm Duy. Đây là trường ca rất nổi tiếng, được người nhạc sỹ tài hoa này sáng tác từ năm 1954 đến 1960. Trường ca gồm 19 đoản khúc (có thể coi như 19 bài hát riêng biệt), được chia làm ba phần: Từ miền Bắc, Qua miền TrungVào miền Nam. Về nội dung của trường ca, nhạc sỹ Phạm Duy đã viết: "Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước...". Trường ca là sự kết hợp rất tài tình giữa dân ca ba miền và các âm giai ngũ cung phương Đông và thất cung phương Tây. Do đó mà tiết tấu phong phú và phóng khoáng, việc chuyển tiếp giữa các đoạn uyển chuyển và không bị gượng ép, chắp vá. Trường ca này là một đóng góp chói sáng vào kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc, là sự làm mới một cách tuyệt vời dân ca Việt Nam. Vì thế, đã là người Việt Nam thì phải nghe trường ca này, ít nhất một lần trong đời...

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Một thoáng văn hóa Katu

Vùng rừng núi thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam), nơi sinh sống của người Katu
Do khu vực, hoàn cảnh sống và tập tục, xã hội Katu đóng kín khá lâu nên bảo tồn một lối kiến trúc, tạo hình và ngôn ngữ rất thuần khiết. Mặt khác những dấu ấn văn minh đã từng có cho thấy sự suy thoái nhất định của cộng đồng này ngay từ đầu thế kỷ. Đây là một tộc người và văn hóa rất đáng nghiên cứu, nơi bảo tồn các dấu ấn Nam Á cổ xưa trên đất Việt Nam, trong đó tính chất biển được thay thế bằng rừng, nơi nuôi sống và ẩn chứa linh hồn của họ.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Tâm sự với em


Chiều nay vừa mới gặp em
Tim anh như đã để quên nơi nào
Ngẩn ngơ anh hỏi trăng sao
Thì ra tim đã rụng vào trong em

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Vân dã trà

Người xưa có câu: Giàu vì bạn, sang vì vợ. Tôi thì chưa vợ nên giờ mới thấy "giàu vì bạn, sang vì bạn". Nói thế là vì đôi khi cũng được mấy ông bạn vong niên ưu ái nên hay đưa tên mình vào trong các tác phẩm của họ. Có người tặng cả tranh chân dung nữa. Nghĩ lại cũng thấy sướng. Hi hi. Bạn bè của tôi đa số đều là đệ tử của thầy Lưu Linh, duy nhất có lão đồ gàn này là không hề biết đến bia rượu (chắc là ngửi sẽ say mấy ngày?), chỉ nghiện ngập mỗi...trà. Đã thế lão lại rất khó tính trong việc uống trà. Thế nên mỗi lần gửi trà cho lão là tôi lại thấy lo lo, chỉ sợ lão không thương lại còn chửi mình nữa. Nhưng mà hôm nay vào nhà lão, mới thấy lão cũng không đến nỗi đểu cáng đến vậy, dù sao cũng biết nịnh nọt đôi chút. Không cần biết lão nịnh thật hay giả vờ thì tôi vẫn cứ thấy thích. Bởi dù gì lão cũng biết cách làm sang cho bạn của lão. Lại còn đặt tên cho loại trà mà tôi đã cất công mang sang tận nơi cho lão nữa. Đa tạ lão đồ gàn nhé...

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Những khoảnh khắc rất đẹp về Việt Nam

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo gửi vào email của tôi một chùm ảnh về Việt Nam của nhiếp ảnh gia Hoàng Nam. Theo lời giới thiệu trong email, những bức ảnh này được chụp ở rất nhiều địa phương khác nhau của Việt Nam như Lăng Cô, An Giang, Lâm Đồng, Nha Trang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.... Các bức ảnh có góc nhìn tinh tế, màu sắc cuốn hút, và đặc biệt là lột tả được vẻ đẹp nguyên sơ của dải đất hình chữ S. Ngắm những bức ảnh đẹp mê man này, tôi lại muốn chia sẻ cùng với các bạn...

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện

Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà văn hóa lớn của nước ta. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, là con trai cả của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, quê ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông có rất nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau như: dưỡng sinh, văn học nghệ thuật, sử học, tâm lý học,... Trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh chống thực dân Pháp, ông là người tích cực vận động trí thức và công luận Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta qua việc viết bài cho các tạp chí: Europe, La Pensée, La nouvelle Critque,... Đã dịch Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sang tiếng Pháp, góp phần giới thiệu với bè bạn quốc tế về một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Việt. Ngoài ra, ông cũng viết rất nhiều sách báo giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Đôi lời về phở

Nói đến ẩm thực Việt, món ăn đầu tiên, bình dân và cực kỳ phổ biến chắc chắn là phở. Phở đã được kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới (món kia của Việt Nam là gỏi cuốn). Có hai loại phở được yêu thích nhất: Phở bò và phở gà. Phở gà với vị ngọt thanh thanh của nước dùng, cái mềm mềm trăng trắng của thịt gà, của bánh phở thoảng như quyến rũ, như mời gọi, níu kéo những thực khách ghé thăm quán quen. Còn phở bò? Cũng là nồi nước dùng ngọt chân chất, thơm thơm mùi hồi quế để khử bớt cái hoi hoi của xương bò, miếng thịt bò tươi và mềm xen lẫn với ít hành ta thái thật mỏng. Chỉ thế thôi là ta đã có một món ăn mà bất cứ sơn hào hải vị nào cũng không thể sánh được. Nhất là vào mùa rét, khi tiết trời gió bấc hiu hiu, nếu mà trót ngửi thấy một làn hương mỏng mảnh từ một hàng phở nào đó len vào và trêu trọc cái mũi đang ửng đỏ vì lạnh giá, lại vô tình bắt gặp cái miệng tươi roi rói và đôi má hồng hồng của cô em chưa quen, thử hỏi có ai không muốn dừng chân ghé quán cho đặng... 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Mừng tuổi Mẹ

Hôm nay, 23 tháng 4, một ngày bình thường đối với bao người. Nhưng với con thì hôm nay lại là ngày rất đặc biệt, sinh nhật Mẹ. Thường thì mọi năm vào ngày này, con chỉ hỏi thăm hay gọi điện và rồi cả nhà chúc mừng sinh nhật Mẹ một cách giản đơn. Vậy mà năm nay con lại nhớ tới ngày này và chợt thấy bồi hồi…

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Bùi Ngọc Tấn - người chăn kiến

Chân dung Bùi Ngọc Tấn - Tranh của Đỗ Phấn
Tin về nhà văn Bùi Ngọc Tấn được giải thưởng Henri Queffenlec tại liên hoan "Sách và Biển" năm 2012 không làm tôi ngạc nhiên. Vì tôi đã từng đọc và thán phục tài năng của ông qua các truyện ngắn viết về cảnh tù đày và biển cả. Lối viết của ông chậm rãi, khi thì thủ thỉ, lúc thì như độc thoại, các chi tiết và hình tượng nhân vật đan cài nhau khéo léo và đầy tính bất ngờ. Nhận xét về ông, nhà thơ Dương Tường đã viết: "Bùi Ngọc Tấn, trong mắt tôi, là người biết chưng cất cái đau thành hi vọng, thành tiếng cười, không, chính xác hơn, thành nụ cười, vì anh không mấy khi cười thành tiếng. Tôi gọi đó là hóa học của nhân bản. Hay có khi đó là bí quyết đạt đạo của những bậc hiền?”. Nhân dịp này, xin chúc mừng và chia vui cùng với ông. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một truyện ngắn xuất sắc của ông: Người chăn kiến...

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ

Thi nhân Bùi Giáng
Bùi Giáng (1926-1998) là một trong những nhà thơ kỳ dị nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Hỏi tên rằng biển xanh dâu/Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa là câu thơ tự bạch của ông được ghi trên tấm danh thiếp. Người ta bảo ông điên. Nhiều người không hiểu được tại sao ông lại có thể viết nhiều và viết với tốc độ kinh hoàng đến như thế. Giai thoại về ông thì nhiều vô kể. Nào là ngủ ở nghĩa địa trên một nấm mộ với đủ loại xương người, múa may quay cuồng giữa chợ, hạ bút thành thơ, nào là đứng phố ngồi hè, không bao giờ giặt quần áo,… Những giai thoại này chỉ làm tăng thêm sự tò mò của mọi người về đời sống cá nhân của ông mà thôi.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Đa tạ


Ai đó đã từng nói, âm nhạc là sự sẻ chia, đồng cảm của người sáng tác và người thưởng thức. Nhiều khi một bài hát, một bản nhạc có thể là vô nghĩa với người này nhưng lại rất ý nghĩa với người khác, bởi vì họ tìm thấy hình ảnh của chính mình trong đó. Một ngày như bao ngày khác, bất chợt một gã nhà quê lại được nghe những âm thanh yêu dấu từ quê hương mình. “Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm/Lời ca tiếng ru êm đềm/Ôi lời ca đã xua chinh chiến/ru chim trắng trắng tung bay/Xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng cày…”. Đơn giản vậy đó. Bình thường vậy đó. Thế mà gã lại rưng rưng, ngồi thừ hồi lâu trước màn hình vi tính. Phải chăng đấy chính là ân tình với quê hương, thứ tình cảm mà không khi nào nguôi ngoai trong trái tim và tâm hồn của gã?

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Tự họa



Vẽ tôi một cõi hồng trần
Vô thường chưa trải trầm luân chưa từng
Vẽ tôi một nét dửng dưng
Yêu thương ngọt đắng lạnh lùng mặn cay

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Giáo sư Đào Duy Anh, nhà sử học và văn hóa lớn


Học giả Đào Duy Anh (1904-1988)
Tác phẩm đầu tiên của học giả Đào Duy Anh mà tôi được đọc là Hán - Việt từ điển, bộ sách mà ông biên soạn từ năm 1932. Đã hơn 80 năm rồi mà đọc vẫn thấy hay và thú vị. Những kiến thức trong bộ sách đó rất có ích cho công việc của tôi. Sau này tôi bị mất bộ sách đó, thật là đáng tiếc. Kể từ đó, tôi bắt đầu để ý đến ông và các tác phẩm của ông. Hôm nay được biết bài viết này nói về thân thế và sự nghiệp lừng danh của ông, nhà sử học và văn hóa lớn của dân tộc. Xin mời các bạn...

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Nguyễn Hiến Lê - Một tượng đài của văn hoá đọc

Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984)

Năm 1980, khi nhà văn Nguyễn Hiến Lê quyết định chuyển về ẩn dật ở Long Xuyên, có lẽ ông chưa thể hình dung rằng không đầy mười năm sau, sách của ông sẽ được in lại trang trọng và xuất hiện trên các quầy sách trong một thị trường văn học rất kén chọn độc giả. Lúc đó, nhìn dáng ông thong dong và lặng lẽ lui vào ngõ vắng, hẳn không ít người nghĩ rằng, cùng với sự rút lui của tác giả, những cuốn sách của ông cũng đã qua cái thời của nó.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Tết của ngày xưa

Trước mặt tôi là một người phụ nữ mảnh mai. Đôi mắt hiền hậu nhưng toát lên vẻ dứt khoát và đầy nghị lực. Nụ cười rất tươi và dễ thu hút người đối thoại. Tôi kinh ngạc khi biết người phụ nữ này đã làm được nhiều việc lớn, lớn hơn rất nhiều so với sức vóc nhỏ bé của chị. Làm từ thiện cứu giúp cho bao nhiêu trẻ em nghèo bị ung thư và khuyết tật, tích cực tham gia các hoạt động quảng bá văn học Việt ra thế giới và giới thiệu văn học thế giới đối với độc giả trong nước, rồi còn làm thơ nữa. Hiện nay, chị đang phụ trách truyền thông cho một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan. Đó chính là Nguyễn Phan Quế Mai, người phụ nữ mà tôi muốn giới thiệu trong bài này.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Một lời biện hộ cho thơ

Mới có mấy ngày đầu năm 2012, những tin tức về vụ việc Đoàn Văn Vươn, việc cô giáo xúc phạm học sinh khiến cho em đó phải tự tử, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, bộ trưởng Đinh La Thăng định "móc túi" người dân bằng đề xuất thu phí phương tiện cá nhân, rồi những báo động về sự xuống cấp, suy thoái văn hóa, đạo đức mà người ta đã "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" và cũng có nói thêm nữa thì có vẻ...vẫn như thế, làm tôi thêm đau đầu mệt xác. Định cầm bút viết gì đó cho bõ mệt nhưng mà nghĩ không ra cái gì hay cả. Tiếp tục đọc...Đọc thơ. Lại vớ phải mấy bài phê phán thơ tơi bời. Mấy tác giả bị phê phán là Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy và Đỗ Doãn Phương, những người vừa được trao giải thưởng về thơ của Hội nhà văn năm 2011. Thơ của họ bị chê là vô lối, hũ nút, nửa dơi nửa chuột, thơ không ra thơ văn không ra văn và có người còn "kì công" dịch thơ họ ra tiếng...Việt, với mục đích dễ hiểu hơn. Nhưng mà, tôi đọc xong bài thơ "dịch" này thì thấy còn khó hiểu và vô ý nghĩa hơn cả bài thơ nguyên gốc. Hi hi. Đúng là chả có loại hình nghệ thuật nào mà dễ gây hiểu lầm và rắc rối như thơ cả. Thế thì tại sao thơ vẫn cứ tồn tại? Loài người có cần đến thơ nữa hay không? Thơ để làm gì cho con người? Đang miên man suy nghĩ tìm câu trả lời (mà chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng), tôi chợt đọc được bài viết thật hay này. Bài viết của tác giả Marcel Reich Ranicki, nhà phê bình có ảnh hưởng nhất tới văn học đương đại Đức. Bản dịch tiếng Việt của Trương Hồng Quang (Đức). Xin mời các bạn...

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Tình điên



một đêm mưa...

Em rất yêu của anh,

giờ này chắc em đang ngon giấc bên những chú gấu bông thân thương. Trời trở lạnh và mưa tầm tã. Có lẽ ông Trời cũng buồn em ạ, vì ông ấy có tâm trạng giống như anh bây giờ. Từng giọt nhớ cứa vào con tim khiến anh cảm thấy lạnh giá và trống trải quá chừng. Anh chợt nhận ra một điều: Anh đang rất nhớ em!