Nhạc sỹ Phạm Duy, một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam, với những tác phẩm để đời như: "Tình ca", "Bên cầu biên giới", "Bà mẹ Gio Linh", "Con đường cái quan",.... Tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân trong một gia đình văn nghiệp, cha ông là nhà văn Phạm Duy Tốn.
Phạm Duy viết nhiều thể loại nhạc, và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm lớn. Giai điệu âm nhạc trong sáng, phong phú, ca từ giàu chất thơ, rất biểu cảm và dễ đi vào lòng người. Bài đầu tiên tôi được nghe nhạc Phạm Duy hồi nhỏ là bài "Cây đàn bỏ quên". Nghe cũng chưa hiểu gì nhưng thích giai điệu nhẹ nhàng, du dương của bài ca. Sau này nghe bài "Tình ca" do ông viết vào khoảng năm 1953 thì tôi bị chinh phục bởi nhạc của ông. "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời". Tiếng nước tôi ở đây có phải là văn hóa âm nhạc Việt Nam, một nền âm nhạc đậm chất phương Đông?
Trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết về nhạc sỹ Phạm Duy của một người bạn của ông, nhà thơ Hoàng Cầm.
---------------------------------------------------------------Phạm Duy và tôi
Người trẻ tuổi lãng tử ấy đi phơi phới trong màu xanh núi rừng của Việt Bắc. Anh chàng vứt bỏ cái vét tông rẻ tiền ở Hà Nội phù hoa đổi lấy bộ quần áo chàm. Với cái ca lô đội lệch, vàng xỉn, chả biết xin được của ai, dáng vẻ lẳng lơ và cái ba lô con cóc, đôi giày ba-ta đã hơi hơi há mõm, trông đúng cậu công tử Hà Nội nghèo, vì thích ca hát, mê đời tự do, bỏ nhà đi hát rong. Anh chàng hát rong dễ dàng hòa nhập với những ngày tháng đầu tiên - còn rất lãng mạn - của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Một ngày giữa năm 1947 - Tôi và vợ tôi, Tuyết Khanh, đang còn ngơ ngẩn tiếc những đêm diễn kịch thơ Kiều Loan ở Nhà hát thành phố bị đứt đoạn vì những trò khiêu khích của bọn mũ nồi xanh, lính của tướng Leclerc, hai vợ chồng đã xông lên một vùng rừng núi đang rất xa lạ với mình, nhập luôn vào vệ quốc đoàn chiến khu 12, rồi mày mò, tìm bạn, thành lập ngay một đội văn công đầu tiên của Quân đội, gồm 12 anh chị em, 3 nữ 8 nam với một cậu y tá mang túi thuốc nghèo nàn, cứ khăng khăng xin với ông Lê Quảng Ba, chỉ huy trưởng quân khu, được đi theo đội văn nghệ để trông nom sức khỏe cho mọi người nay đây mai đó, đến với từng trung đội, đại đội vệ quốc quân, dân quân, du kích khắp bốn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Lạng Sơn để biểu diễn đủ loại kịch ngắn, kịch nói, kịch cương, ngâm thơ, hát tốp ca, đơn ca, múa vài ba điệu dân dã học được của đồng bào miền xuôi, miền ngược. Tóm lại là một tốp nhỏ anh chị em hăng hái và sôi nổi phục vụ một cuộc “trứng chọi với đá” thật kỳ thú trong lịch sử một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục bất cứ một loại giặc xâm lược nào, giặc to đến đâu, sức mình bé đến mấy cũng đánh, mà đã đánh là phải thắng. Hồi đầu kháng chiến ấy, những “tiết mục” rất xoàng xĩnh, thậm chí có khi ngô nghê nữa, mà sao các anh nông dân mặc áo lính còn chưa đọc thông viết thạo lại say sưa thưởng thức đến thế! Nửa đêm nay tiểu đội A đánh phục kích ư? Trung đội C đi quấy rối địch ư? Chập tối họ vẫn được nghe giọng ngâm thơ sang sảng...
Đêm liên hoan, bạn ơi, đêm liên hoan
Đầu nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết vệ quốc đoàn.
(Đêm liên hoan, thơ H.C.)
Nhiều khi họ lại “đồng ca” luôn theo đội văn nghệ:
Đường ta ta cứ đi
Nhà ta ta cứ xây
Ruộng ta ta cứ cày
Đợi ngày...
Say sưa, họ còn vỗ tay nhịp theo điệu hát:
Ngày mai ta tiến lên
Diệt tan quân Pháp kia
Cười vui ta hát câu tự do...
(Nhạc tuổi xanh - P.D.)
Vào một buổi chiều cuối thu 1947, trên đường đê sông Máng đi từ đập Takun (tiếng Pháp đặt thay tiếng Việt: tên gọi đập Thác Huống) có 3 người, 1 quàng guitare, 1 đeo accordéon, 1 cầm clarinette, ngơ ngác hỏi thăm chỗ đóng quân của đội văn nghệ tuyên truyền khu 12. Đó là các anh Phạm Duy, Ngọc Bích và Ngọc Hiền, đang tìm về với đội văn nghệ của Hoàng Cầm sau khi đoàn kịch Chiến thắng của các anh giải thể. Tối hôm đó, trong căn nhà ấm cúng ven rừng Yên Thế, trong ánh sáng ngọn đèn măng sông, ông Lê Quảng Ba giới thiệu ba chàng văn nghệ sĩ này với tôi. Ồ, có gì lạ nhau đâu, Phạm Duy đây mà, với giọng nói cố làm ra vẻ trịnh trọng: “Tôi ở trên ban văn nghệ trung ương, nghe tin anh Hoàng Cầm mới lập một đội văn nghệ lưu động, tôi và hai bạn tôi đây nhất quyết về với các bạn khu 12, vì toàn là trẻ trung cả”.
Rồi qua cặp kính trắng rất tài tử, Phạm Duy chớp chớp đôi mắt lẳng lơ nhìn các nữ diễn viên trẻ đẹp của tôi: Tuyết Khanh, Thúy Nga, Kim Oanh, đến nỗi cả ba cùng ngượng nghịu, đưa mắt nhìn nhau, tủm tỉm. Tôi với Phạm Duy quen biết nhau từ sau Cách mạng Tháng Tám. Chỉ biết qua loa về gia cảnh anh, hình như có chuyện éo le gì đó. Mới 15 tuổi anh đã bỏ nhà đi theo những bậc đàn anh như Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Đàm Quang Thiện, học được cách ghi xướng âm và những điều cơ bản về âm nhạc, chẳng bao lâu tài năng bộc lộ, anh chịu khó chắt lọc, sử dụng tinh hoa dân ca miền Bắc. Vốn thông minh, học một biết hai, anh đã có thể đi đàn ở các tiệm nhảy để mưu sinh. Vốn là một cậu con trai có dòng dõi văn hóa nghệ thuật lại sớm đa tình, miệng cười rất có duyên, tán chuyện với những cô gái cũng rất hóm hỉnh, quyến rũ, nên anh chàng bảnh trai này sớm có những chuyện dập dìu yến oanh. Sẵn có một trái tim đa cảm, nhiều cánh vỗ vào bầu trời lãng mạn, vào không khí trữ tình, vào cả gió bão thất thường của những năm thế chiến mà xứ xở Việt Nam không thể không bị cuốn vào cơn lửa khói hỗn độn, anh chưa bao giờ ở lâu một chỗ, tuổi trẻ của anh bềnh bồng gió Bắc mưa Nam, và ánh sáng nhấp nháy của những đô thị náo động cũng cuốn anh vào những xập xình của cuộc sống phồn thực, mà khoái cảm là một phương thuốc hiệu nghiệm để trốn chạy thực tế bão táp phũ phàng. Nghèo, nhưng mang cái máu như của thi sĩ Tản Đà đã tự thú nhận: “Giang hồ mê chơi quên quê hương”, anh chỉ khác Tản Đà ở chỗ tâm hồn không neo vào một bến quê nào nhất định, hồn anh từ 16 tuổi đã phiêu bạt và phiêu diêu với nhiều đam mê. Lắm khi chao đảo, anh không lúc nào muốn buộc mình vào một sợi dây vướng víu, kể cả sợi dây tơ tình đẹp nhất, anh cũng chỉ choàng lên cổ tự ngắm vuốt, tưởng như thích thú lắm, nhưng rồi chỉ mấy ngày bướm đậu rồi bướm lại bay thôi, anh có thể lại bứt đi mà tiếp bước giang hồ nhẹ tênh.
Đêm liên hoan, bạn ơi, đêm liên hoan
Đầu nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết vệ quốc đoàn.
(Đêm liên hoan, thơ H.C.)
Nhiều khi họ lại “đồng ca” luôn theo đội văn nghệ:
Đường ta ta cứ đi
Nhà ta ta cứ xây
Ruộng ta ta cứ cày
Đợi ngày...
Say sưa, họ còn vỗ tay nhịp theo điệu hát:
Ngày mai ta tiến lên
Diệt tan quân Pháp kia
Cười vui ta hát câu tự do...
(Nhạc tuổi xanh - P.D.)
Vào một buổi chiều cuối thu 1947, trên đường đê sông Máng đi từ đập Takun (tiếng Pháp đặt thay tiếng Việt: tên gọi đập Thác Huống) có 3 người, 1 quàng guitare, 1 đeo accordéon, 1 cầm clarinette, ngơ ngác hỏi thăm chỗ đóng quân của đội văn nghệ tuyên truyền khu 12. Đó là các anh Phạm Duy, Ngọc Bích và Ngọc Hiền, đang tìm về với đội văn nghệ của Hoàng Cầm sau khi đoàn kịch Chiến thắng của các anh giải thể. Tối hôm đó, trong căn nhà ấm cúng ven rừng Yên Thế, trong ánh sáng ngọn đèn măng sông, ông Lê Quảng Ba giới thiệu ba chàng văn nghệ sĩ này với tôi. Ồ, có gì lạ nhau đâu, Phạm Duy đây mà, với giọng nói cố làm ra vẻ trịnh trọng: “Tôi ở trên ban văn nghệ trung ương, nghe tin anh Hoàng Cầm mới lập một đội văn nghệ lưu động, tôi và hai bạn tôi đây nhất quyết về với các bạn khu 12, vì toàn là trẻ trung cả”.
Rồi qua cặp kính trắng rất tài tử, Phạm Duy chớp chớp đôi mắt lẳng lơ nhìn các nữ diễn viên trẻ đẹp của tôi: Tuyết Khanh, Thúy Nga, Kim Oanh, đến nỗi cả ba cùng ngượng nghịu, đưa mắt nhìn nhau, tủm tỉm. Tôi với Phạm Duy quen biết nhau từ sau Cách mạng Tháng Tám. Chỉ biết qua loa về gia cảnh anh, hình như có chuyện éo le gì đó. Mới 15 tuổi anh đã bỏ nhà đi theo những bậc đàn anh như Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Đàm Quang Thiện, học được cách ghi xướng âm và những điều cơ bản về âm nhạc, chẳng bao lâu tài năng bộc lộ, anh chịu khó chắt lọc, sử dụng tinh hoa dân ca miền Bắc. Vốn thông minh, học một biết hai, anh đã có thể đi đàn ở các tiệm nhảy để mưu sinh. Vốn là một cậu con trai có dòng dõi văn hóa nghệ thuật lại sớm đa tình, miệng cười rất có duyên, tán chuyện với những cô gái cũng rất hóm hỉnh, quyến rũ, nên anh chàng bảnh trai này sớm có những chuyện dập dìu yến oanh. Sẵn có một trái tim đa cảm, nhiều cánh vỗ vào bầu trời lãng mạn, vào không khí trữ tình, vào cả gió bão thất thường của những năm thế chiến mà xứ xở Việt Nam không thể không bị cuốn vào cơn lửa khói hỗn độn, anh chưa bao giờ ở lâu một chỗ, tuổi trẻ của anh bềnh bồng gió Bắc mưa Nam, và ánh sáng nhấp nháy của những đô thị náo động cũng cuốn anh vào những xập xình của cuộc sống phồn thực, mà khoái cảm là một phương thuốc hiệu nghiệm để trốn chạy thực tế bão táp phũ phàng. Nghèo, nhưng mang cái máu như của thi sĩ Tản Đà đã tự thú nhận: “Giang hồ mê chơi quên quê hương”, anh chỉ khác Tản Đà ở chỗ tâm hồn không neo vào một bến quê nào nhất định, hồn anh từ 16 tuổi đã phiêu bạt và phiêu diêu với nhiều đam mê. Lắm khi chao đảo, anh không lúc nào muốn buộc mình vào một sợi dây vướng víu, kể cả sợi dây tơ tình đẹp nhất, anh cũng chỉ choàng lên cổ tự ngắm vuốt, tưởng như thích thú lắm, nhưng rồi chỉ mấy ngày bướm đậu rồi bướm lại bay thôi, anh có thể lại bứt đi mà tiếp bước giang hồ nhẹ tênh.
Tôi rất thích khi có bộ ba “xe pháo mã” ấy, một bộ ba mà Phạm Duy là cái xe không lúc nào muốn dừng bánh. Từ cuối năm 1947 ấy các anh đã thành côpanh (bạn chia nhau từng mẩu bánh) của tôi. Ngọc Bích thì vui tính thường viết những bài hát vui, giản dị cho bộ đội dễ thuộc, Ngọc Hiền ít nói hơn nhưng với chiếc kèn clarinette lắm lúc cứ nỉ non thiết tha như mời gọi, anh lại hóm hỉnh, lúc nói chuyện đã pha trò là có duyên hấp dẫn ngay.
Riêng Phạm Duy, trong khoảng 13 tháng sát cánh bên nhau tôi cần phải nói rằng có anh trong đơn vị, người tôi như mọc thêm cánh. Đóng quân ở đâu độ bốn năm ngày là anh đã sốt ruột rồi, lúc nào anh cũng ham cảnh vui, người lạ, những cuộc “kỳ ngộ” trên đường rừng, lối mòn Thái Nguyên, Lạng Sơn. Bắc Giang, Đồng Mỏ, rồi Phố Bình Gia, Văn Mịch, rồi từ sông Thương đến sông Kỳ Cung, từ đèo Nong “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” (Quang Dũng) nối đất cụ Đề Thám với xứ sở Cai Kinh, Đèo Đồng Mỏ thấp hơn, nhưng lại tình tứ hơn vì trên đỉnh đèo có mấy quán cà phê, trứng, sữa, bán cả phở bò, cháo gà, mà chủ nhân phần lớn là mấy chị em người thành thị tản cư, áo phin nhuộm nâu, quần lĩnh tía, vẫn còn thướt tha cái “dáng kiều thơm”, chưa quen nỗi truân chuyên trong khói lửa loạn ly.
Tôi thường chiều ý Phạm Duy, vì biết hễ cứ xê dịch luôn có cảnh đẹp lạ mắt, có những cô gái xinh tươi thì thế nào anh cũng bật ra được những giai điệu say mê, trữ tình, mặc dầu đề tài nhiều bài ca nổi tiếng của anh không phải là chuyện tình nam nữ hoặc chuyện xa cách nhớ nhung, thở ngắn than dài như một số ca khúc buồn trước cách mạng. Tôi cứ chuyển quân liên miên, nay đơn vị A, mai sang đơn vị B, nay vừa biểu diễn ở Nhã Nam, mai đã sang Bố Hạ, ngày kia đã tưng bừng tiếng ghi ta thánh thót trong đêm lạnh chân núi Mẫu Sơn, rồi chỉ vài hôm sau, đội của tôi đã hát vang trong bóng núi Chi Lăng, nơi gần 600 năm trước, tên giặc Liễu Thăng chết gục dưới mũi kiếm của đoàn quân do Bình Định Vương Lê Lợi chỉ huy và thiên tài Nguyễn Trãi bày mưu tính kế. Có thể nói chúng tôi đi không biết mỏi. Ngày đi, tối biểu diễn, có khi trên sàn nhà đồng bào Tày, có khi đốt lửa trong hang đá lạnh thấu xương hát cho tiểu đoàn của anh Thế Dũng vừa thắng trận Bông Lau trở về. Thường những đêm như thế đội văn nghệ chúng tôi đặc biệt là Phạm Duy tha hồ mà thưởng thức loại cà phê thượng thặng và hút thuốc lá “Craven A” cao cấp trong hàng đống chiến lợi phẩm mới thu về.
Sáng ra lại xuất quân. Phạm Duy mê man đi, vừa đi vừa lẩm nhẩm thầm thì sáng tác thì chợt đến khi bắt được một giai điệu đẹp, tha thiết, là anh ngồi ngay xuống tảng đá bên đường, lấy bút giấy ra ghi. Nếu chỉ qua được một đoạn đường mà xong được một bài, anh lập tức kêu tôi và các bạn dừng lại, túm tụm trên vệ cỏ, nghe anh hát.
Riêng Phạm Duy, trong khoảng 13 tháng sát cánh bên nhau tôi cần phải nói rằng có anh trong đơn vị, người tôi như mọc thêm cánh. Đóng quân ở đâu độ bốn năm ngày là anh đã sốt ruột rồi, lúc nào anh cũng ham cảnh vui, người lạ, những cuộc “kỳ ngộ” trên đường rừng, lối mòn Thái Nguyên, Lạng Sơn. Bắc Giang, Đồng Mỏ, rồi Phố Bình Gia, Văn Mịch, rồi từ sông Thương đến sông Kỳ Cung, từ đèo Nong “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” (Quang Dũng) nối đất cụ Đề Thám với xứ sở Cai Kinh, Đèo Đồng Mỏ thấp hơn, nhưng lại tình tứ hơn vì trên đỉnh đèo có mấy quán cà phê, trứng, sữa, bán cả phở bò, cháo gà, mà chủ nhân phần lớn là mấy chị em người thành thị tản cư, áo phin nhuộm nâu, quần lĩnh tía, vẫn còn thướt tha cái “dáng kiều thơm”, chưa quen nỗi truân chuyên trong khói lửa loạn ly.
Tôi thường chiều ý Phạm Duy, vì biết hễ cứ xê dịch luôn có cảnh đẹp lạ mắt, có những cô gái xinh tươi thì thế nào anh cũng bật ra được những giai điệu say mê, trữ tình, mặc dầu đề tài nhiều bài ca nổi tiếng của anh không phải là chuyện tình nam nữ hoặc chuyện xa cách nhớ nhung, thở ngắn than dài như một số ca khúc buồn trước cách mạng. Tôi cứ chuyển quân liên miên, nay đơn vị A, mai sang đơn vị B, nay vừa biểu diễn ở Nhã Nam, mai đã sang Bố Hạ, ngày kia đã tưng bừng tiếng ghi ta thánh thót trong đêm lạnh chân núi Mẫu Sơn, rồi chỉ vài hôm sau, đội của tôi đã hát vang trong bóng núi Chi Lăng, nơi gần 600 năm trước, tên giặc Liễu Thăng chết gục dưới mũi kiếm của đoàn quân do Bình Định Vương Lê Lợi chỉ huy và thiên tài Nguyễn Trãi bày mưu tính kế. Có thể nói chúng tôi đi không biết mỏi. Ngày đi, tối biểu diễn, có khi trên sàn nhà đồng bào Tày, có khi đốt lửa trong hang đá lạnh thấu xương hát cho tiểu đoàn của anh Thế Dũng vừa thắng trận Bông Lau trở về. Thường những đêm như thế đội văn nghệ chúng tôi đặc biệt là Phạm Duy tha hồ mà thưởng thức loại cà phê thượng thặng và hút thuốc lá “Craven A” cao cấp trong hàng đống chiến lợi phẩm mới thu về.
Sáng ra lại xuất quân. Phạm Duy mê man đi, vừa đi vừa lẩm nhẩm thầm thì sáng tác thì chợt đến khi bắt được một giai điệu đẹp, tha thiết, là anh ngồi ngay xuống tảng đá bên đường, lấy bút giấy ra ghi. Nếu chỉ qua được một đoạn đường mà xong được một bài, anh lập tức kêu tôi và các bạn dừng lại, túm tụm trên vệ cỏ, nghe anh hát.
Đường Lạng Sơn âm u (ù u)
Giờ bình minh êm ru (ù u)
Vẳng nghe tiếng súng trong sương mù
Đường Thất Khê bao la (à a)
Rừng núi ta xông pha (à a) .......
Thường những lúc như thế, nhân thể tôi cho toàn đội nghỉ, tìm một xóm nhà dân nào đó gần nhất, xin trú quân, thổi cơm ăn, đồng thời bảo mấy tốp ca học thuộc ngay bài hát anh vừa hoàn thành. Cứ như vậy, toàn đội, đặc biệt là Phạm Duy đã truyền cho tôi sức mạnh dẻo dai để vừa đi vừa sáng tác. Ghi ngay thành thơ hoặc chủ đề kịch ngắn những cảm xúc, những ý tứ bất chợt lóe lên trong tôi. Sáng tác đến đâu biểu diễn luôn đến đấy, anh chị em lại động viên tôi say sưa với nhiệm vụ của người đội trưởng tháo vát, biết tổ chức đời sống, chỉ đạo phương hướng làm việc đạt hiệu quả cao nhất trong các đơn vị bộ đội đóng rải rác khắp bốn tỉnh và trong các làng bản mà nhân dân tuy chưa hiểu kháng chiến được bao nhiêu, nhưng do những lời ca tiếng hát, nên đã yêu mến và hết lòng ủng hộ bộ đội, nuôi chiến sĩ và làm nghĩa vụ với chiến trường. Chỉ trong vòng chưa đầy 12 tháng, Phạm Duy đã liên tục sáng tác hàng chục ca khúc, có nhiều bài chỉ hát đôi ba lần, bộ đội đã thuộc lòng, chúng tôi còn phân công nhau dạy hát cho các đơn vị từ trung đội đến trung đoàn và cả nữ dân quân, dân công tải đạn, cáng thương bệnh binh. Gì chứ về cái công việc này thì Phạm Duy hăng hái, sôi nổi nhiệt tình số một, vì bất cứ ở đâu có nhiều chị em, thể nào Duy cũng thì thầm cho đội trưởng biết: cô kia có đôi mắt đẹp quá, chị này thật lẳng lơ, cô nọ sao lại có nụ cười quyến rũ thế kia, tôi cũng thừa biết cái thú say mê ấy của Duy đã đẩy ngòi bút xúc cảm của anh ghi nhanh nhiều giai điệu nồng nàn uyển chuyển, với lời ca thắm thiết, với bao nét nhạc khí phách hào hùng hay hào hoa phong nhã nữa kia, nên bao giờ tôi cũng đồng tình với Duy về một loại công việc mà Phạm Duy thường nói đùa là “việc sinh sự, sự sinh” ấy. Tôi nhớ mãi một chuyện ở phiên chợ Bó Tuổng, dưới chân đèo Đồng Mỏ, có ba chị em người Nùng thấy Phạm Duy ngồi ở một cái quán nước tay đàn miệng hát. Thế là các cô cứ xán đến, rất bạo dạn, kéo vai áo anh nhạc sĩ đẹp trai này và ân cần, nài nỉ mời anh và cả “đồng chí chỉ huy nữa vớ!” về nhà chúng em chơi đi, gần đây thôi vớ, đàn hát cả đêm nay đi, hay lắm vớ. Pì noọng chúng em thích bộ đội đàn hát lắm đấy mà!
Phạm Duy nháy mắt với tôi như muốn bảo: đội trưởng đồng ý chứ? Chuyến công tác ấy, vợ tôi vì có thai đã được 6 tháng, cấp trên bắt tôi phải để vợ nghỉ an dưỡng trong một quân y viện ở huyện Hữu Lũng, do vậy tôi cũng được rảnh rang hơn, nhưng trước sự mời mọc quá tha thiết, ân cần của ba cô gái người Nùng tôi phân vân do dự, bối rối vô cùng. Ngày hôm ấy chúng tôi còn phải đi gần 20 cây số nữa đến điểm hẹn biểu diễn phục vụ một trung đoàn sẽ có mặt cả ông Lê Quảng Ba, ông Phan Phúc Tường, Chính ủy Quân khu và nhiều cán bộ đang chuẩn bị những trận đánh lớn dọc quốc lộ số 4, một con đường chiến lược huyết mạch của địch nối liền từ Quảng Ninh lên đến Cao Bằng. Ông Quảng Ba đã có liên lạc hẹn trước với tôi rồi. Không thể về nhà ba cô gái kia được. Bây giờ đã gần 9 giờ sáng, chơi chợ một lát rồi phải đi ngay, chiều đến nơi, ăn cơm xong, nghỉ một lát là biểu diễn luôn. Vậy rẽ ngang mà du hí thé nào được. Hồi đó tuy quân phong quân kỷ còn sơ sài, kỷ luật cũng chưa chặt chẽ lắm, nhưng tôi rất lo trách nhiệm của mình, không thể làm lỡ việc của anh Ba, để bộ đội phải chờ đợi văn công. Tôi khăng khăng từ chối. Phạm Duy cứ thuyết phục năm lần bảy lượt, thì thầm những lời đường mật “Bộ đội vẫn ở đây, không ở chơi với gia đình đồng bào Tày Nùng lấy một ngày, với ba cô bé xinh đẹp của xứ Lạng thế này, tao thấy tiếc, tiếc lắm. Đồng ý đi mày, mai anh Ba có phàn nàn gì, mày cứ bảo tao bị sốt rét dọc đường, là được”. Tôi càng bối rối vì trong tôi: trách nhiệm và thích thú cá nhân đã giằng co nhau mãnh liệt, lại phải cái tính cả nể, nên có lẽ mặt mũi tôi lúc đó chắc là trông buồn cười lắm. Rồi cả ba cô tiếp đến chín, mười cô và dễ thường đến một nửa cái chợ Bó Tuổng ấy mỗi lúc một xúm đông quanh chúng tôi và Phạm Duy. Họ cũng đoán tôi là “cấp chỉ huy” gì quan trọng lắm đây, nên các cô gái cứ vây lấy đồng chí chỉ huy à! Về nhà chúng em vớ, vui lắm vớ! Trừ có vợ chồng nhạc sĩ Văn Chung là không có ý kiến gì, còn hầu hết anh chị em trong đội của tôi đều tán đồng với anh chàng “đầu têu” họ Phạm: - Nên đi cho biết anh Cầm ơi! Bộ đội thì quen quá rồi còn đồng bào miền núi, mình đã biết gì lắm đâu! Đồng ý đi, anh đội trưởng! Cuối cùng tôi cũng đành nhượng bộ và quả thật, từ lúc đến nhà ba cô, cuộc vui thật là “đầy tháng” (tuy chỉ có nửa ngày và một đêm) và “trận cười suốt đêm” (Nguyễn Du).
Sáng hôm sau, lúc chia tay với gia đình ấy trông Duy ỉu xìu: dùng dằng mãi không quàng nổi cái dây đàn lên cổ, còn riêng tôi khi xuống cái cầu thang nhà sàn, sóng đôi với cô chị lớn tuổi nhất ra đến đầu ngõ, tôi cảm thấy hồn mình đã bị ai buộc chặt vào cái cột nhà sàn mất rồi, chỉ còn cái xác vật vờ, chệnh choạng mà vào phút cuối cùng chia tay với cô chị (tôi còn nhớ tên là Ché Mai níu chặt cánh tay tôi, đưa vạt áo chàm lên lau nước mắt, tôi thì nghèn nghẹn, không nói được gì, nước mắt cứ ứa ra, nhòe hết núi đá, rừng cây và con đường đá trắng quanh co trước mặt.
Khổ! Cái anh chàng nhạc sĩ họ Phạm này, cũng y hệt mình thôi, cứ đến “chuyện ấy” tưởng được vui hóa ra lại chuốc lấy cái sầu li biệt. Với Duy nó cũng nhẹ thoảng qua thôi, chứ với tôi, cuộc chia tay ấy nặng như núi đá cứ xanh thẫm cái màu chàm quái ác và đằng đẵng mãi đến khi kết thúc công tác phía Lạng Sơn, về xuôi rồi thậm chí đến hôm nay nữa, khi ngồi viết ra mấy trang hồi ức này tôi vẫn không nguôi nỗi nhớ.
Quả vậy, tôi rời cái bàn của Ché Mai, nặng lòng bao nhiêu thì khi ra đến mặt đường tỉnh từ Đồng Mỏ lên Phố Bình Gia, Phạm Duy lại phơi phới bấy nhiêu. Anh ta vẫn nhẹ tễnh cái hồn say sông núi, cỏ cây xứ Lạng. Rồi mấy anh trong đoàn lại vừa đi vừa hát, nhiều khi làm thơ kiểu “nối điêu” nhưng bắt buộc một câu bảy chữ phải cùng một âm cốt, ví dụ: Đường đá đưa đoàn đi đến đâu để quên cái đoạn đường đá lởm chởm đang nhức gan bàn chân. Văn Chung xướng ra câu đầu tiên: Đường đá đưa đoàn đoàn đi đến đâu. Một lát Phạm Duy nối: “Xa xưa xam xám xuống sương sầu”. Tôi quên mấy câu do Trúc Lâm, Ngọc Hiền, Ngọc Bích làm tiếp theo, riêng tôi là người làm thơ thì lại chẳng bật ra được chữ nào vì đang lo việc về chậm nơi tập kết, và cứ nao nao nhớ Ché Mai. Mới biết về chuyện ân tình nam nữ thì Phạm Duy khá nhẹ nhõm, anh ta như gió thoảng qua trên hoa lá, lẳng lơ tình tứ đấy mà quên ngay đấy, rồi ngọn gió ấy lại thổi tạt con bướm non sang chòm hoa lá khác. Có lẽ do cái bản chất tênh tênh ấy, mà càng lưu diễn qua nhiều nơi mới lạ, thì anh lại càng sáng tác được nhiều chăng? Mà không biết có phải cũng vì thế mà phần lớn ca khúc anh viết ở Việt Bắc 1947-1948 đều như thiếu một khoảng gì (không cần sáng lắm) để chạm chìm vào lòng người những nét suy tư sâu sắc? Bài nào anh viết ra đều nhẹ nhõm, dễ thuộc, cũng có thể nhớ lâu, nhưng nhớ lâu chưa chắc cùng một vần với nhớ sâu. Ở những tác phẩm của anh hồi đầu kháng chiến, tôi ít thấy cái da diết thắm thiết đến khắc khoải như một vài ca khúc của Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao... Nhưng quả thật Phạm Duy là người viết ca khúc được hầu hết các chiến sĩ bộ đội, cán bộ và thanh niên nam nữ khắp Việt Bắc lúc bấy giờ yêu mến nhất, nhắc nhở nhiều nhất, vượt xa các nhạc sĩ nổi tiếng khác cùng thời.
Đến khi cuộc sống kháng chiến đi vào chiều sâu thì anh đã không còn ở bên tôi nữa. Như con chim ưa tìm xứ lạ, anh đã bay đi và để lại trong tôi một cái gì giống như tiếng sáo vi vu, giàn giụa tình nghĩa xóm quê xa với những nẻo đường cũng đã quá xa, tưởng chừng khó còn khi gặp lại.
Phạm Duy nháy mắt với tôi như muốn bảo: đội trưởng đồng ý chứ? Chuyến công tác ấy, vợ tôi vì có thai đã được 6 tháng, cấp trên bắt tôi phải để vợ nghỉ an dưỡng trong một quân y viện ở huyện Hữu Lũng, do vậy tôi cũng được rảnh rang hơn, nhưng trước sự mời mọc quá tha thiết, ân cần của ba cô gái người Nùng tôi phân vân do dự, bối rối vô cùng. Ngày hôm ấy chúng tôi còn phải đi gần 20 cây số nữa đến điểm hẹn biểu diễn phục vụ một trung đoàn sẽ có mặt cả ông Lê Quảng Ba, ông Phan Phúc Tường, Chính ủy Quân khu và nhiều cán bộ đang chuẩn bị những trận đánh lớn dọc quốc lộ số 4, một con đường chiến lược huyết mạch của địch nối liền từ Quảng Ninh lên đến Cao Bằng. Ông Quảng Ba đã có liên lạc hẹn trước với tôi rồi. Không thể về nhà ba cô gái kia được. Bây giờ đã gần 9 giờ sáng, chơi chợ một lát rồi phải đi ngay, chiều đến nơi, ăn cơm xong, nghỉ một lát là biểu diễn luôn. Vậy rẽ ngang mà du hí thé nào được. Hồi đó tuy quân phong quân kỷ còn sơ sài, kỷ luật cũng chưa chặt chẽ lắm, nhưng tôi rất lo trách nhiệm của mình, không thể làm lỡ việc của anh Ba, để bộ đội phải chờ đợi văn công. Tôi khăng khăng từ chối. Phạm Duy cứ thuyết phục năm lần bảy lượt, thì thầm những lời đường mật “Bộ đội vẫn ở đây, không ở chơi với gia đình đồng bào Tày Nùng lấy một ngày, với ba cô bé xinh đẹp của xứ Lạng thế này, tao thấy tiếc, tiếc lắm. Đồng ý đi mày, mai anh Ba có phàn nàn gì, mày cứ bảo tao bị sốt rét dọc đường, là được”. Tôi càng bối rối vì trong tôi: trách nhiệm và thích thú cá nhân đã giằng co nhau mãnh liệt, lại phải cái tính cả nể, nên có lẽ mặt mũi tôi lúc đó chắc là trông buồn cười lắm. Rồi cả ba cô tiếp đến chín, mười cô và dễ thường đến một nửa cái chợ Bó Tuổng ấy mỗi lúc một xúm đông quanh chúng tôi và Phạm Duy. Họ cũng đoán tôi là “cấp chỉ huy” gì quan trọng lắm đây, nên các cô gái cứ vây lấy đồng chí chỉ huy à! Về nhà chúng em vớ, vui lắm vớ! Trừ có vợ chồng nhạc sĩ Văn Chung là không có ý kiến gì, còn hầu hết anh chị em trong đội của tôi đều tán đồng với anh chàng “đầu têu” họ Phạm: - Nên đi cho biết anh Cầm ơi! Bộ đội thì quen quá rồi còn đồng bào miền núi, mình đã biết gì lắm đâu! Đồng ý đi, anh đội trưởng! Cuối cùng tôi cũng đành nhượng bộ và quả thật, từ lúc đến nhà ba cô, cuộc vui thật là “đầy tháng” (tuy chỉ có nửa ngày và một đêm) và “trận cười suốt đêm” (Nguyễn Du).
Sáng hôm sau, lúc chia tay với gia đình ấy trông Duy ỉu xìu: dùng dằng mãi không quàng nổi cái dây đàn lên cổ, còn riêng tôi khi xuống cái cầu thang nhà sàn, sóng đôi với cô chị lớn tuổi nhất ra đến đầu ngõ, tôi cảm thấy hồn mình đã bị ai buộc chặt vào cái cột nhà sàn mất rồi, chỉ còn cái xác vật vờ, chệnh choạng mà vào phút cuối cùng chia tay với cô chị (tôi còn nhớ tên là Ché Mai níu chặt cánh tay tôi, đưa vạt áo chàm lên lau nước mắt, tôi thì nghèn nghẹn, không nói được gì, nước mắt cứ ứa ra, nhòe hết núi đá, rừng cây và con đường đá trắng quanh co trước mặt.
Khổ! Cái anh chàng nhạc sĩ họ Phạm này, cũng y hệt mình thôi, cứ đến “chuyện ấy” tưởng được vui hóa ra lại chuốc lấy cái sầu li biệt. Với Duy nó cũng nhẹ thoảng qua thôi, chứ với tôi, cuộc chia tay ấy nặng như núi đá cứ xanh thẫm cái màu chàm quái ác và đằng đẵng mãi đến khi kết thúc công tác phía Lạng Sơn, về xuôi rồi thậm chí đến hôm nay nữa, khi ngồi viết ra mấy trang hồi ức này tôi vẫn không nguôi nỗi nhớ.
Quả vậy, tôi rời cái bàn của Ché Mai, nặng lòng bao nhiêu thì khi ra đến mặt đường tỉnh từ Đồng Mỏ lên Phố Bình Gia, Phạm Duy lại phơi phới bấy nhiêu. Anh ta vẫn nhẹ tễnh cái hồn say sông núi, cỏ cây xứ Lạng. Rồi mấy anh trong đoàn lại vừa đi vừa hát, nhiều khi làm thơ kiểu “nối điêu” nhưng bắt buộc một câu bảy chữ phải cùng một âm cốt, ví dụ: Đường đá đưa đoàn đi đến đâu để quên cái đoạn đường đá lởm chởm đang nhức gan bàn chân. Văn Chung xướng ra câu đầu tiên: Đường đá đưa đoàn đoàn đi đến đâu. Một lát Phạm Duy nối: “Xa xưa xam xám xuống sương sầu”. Tôi quên mấy câu do Trúc Lâm, Ngọc Hiền, Ngọc Bích làm tiếp theo, riêng tôi là người làm thơ thì lại chẳng bật ra được chữ nào vì đang lo việc về chậm nơi tập kết, và cứ nao nao nhớ Ché Mai. Mới biết về chuyện ân tình nam nữ thì Phạm Duy khá nhẹ nhõm, anh ta như gió thoảng qua trên hoa lá, lẳng lơ tình tứ đấy mà quên ngay đấy, rồi ngọn gió ấy lại thổi tạt con bướm non sang chòm hoa lá khác. Có lẽ do cái bản chất tênh tênh ấy, mà càng lưu diễn qua nhiều nơi mới lạ, thì anh lại càng sáng tác được nhiều chăng? Mà không biết có phải cũng vì thế mà phần lớn ca khúc anh viết ở Việt Bắc 1947-1948 đều như thiếu một khoảng gì (không cần sáng lắm) để chạm chìm vào lòng người những nét suy tư sâu sắc? Bài nào anh viết ra đều nhẹ nhõm, dễ thuộc, cũng có thể nhớ lâu, nhưng nhớ lâu chưa chắc cùng một vần với nhớ sâu. Ở những tác phẩm của anh hồi đầu kháng chiến, tôi ít thấy cái da diết thắm thiết đến khắc khoải như một vài ca khúc của Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao... Nhưng quả thật Phạm Duy là người viết ca khúc được hầu hết các chiến sĩ bộ đội, cán bộ và thanh niên nam nữ khắp Việt Bắc lúc bấy giờ yêu mến nhất, nhắc nhở nhiều nhất, vượt xa các nhạc sĩ nổi tiếng khác cùng thời.
Đến khi cuộc sống kháng chiến đi vào chiều sâu thì anh đã không còn ở bên tôi nữa. Như con chim ưa tìm xứ lạ, anh đã bay đi và để lại trong tôi một cái gì giống như tiếng sáo vi vu, giàn giụa tình nghĩa xóm quê xa với những nẻo đường cũng đã quá xa, tưởng chừng khó còn khi gặp lại.
Mười ba tháng tròn bên nhau, ăn cùng một rổ khoai sắn, chia nhau từng cái bắp ngô nướng bếp nhà sàn, từng đọt măng mai măng nứa, đắp chung nhau cái chăn trấn thủ mỏng dính, hụt hẫng như ca dao của Lê Kim “Đắp dọc thì hở hai bên, đắp ngang thì lạnh như tiền cái chân...” rồi cùng chia nhau cả những dây tơ tình vắt thoáng qua lướt nhẹ hai vai, rồi đến cả mấy bài hát sáng tác ngay bên cạnh tôi, anh cũng cho phép anh đội trưởng điếc đặc âm nhạc này được hoan hỉ nhập vào một tốp ca do anh bố trí người đàn người hát, ngược lại mấy bài thơ “dài dòng văn tự” của tôi (Đêm liên hoan, Bên kia sông Đuống, Tâm sự Đêm giao thừa, Tiếng hát sông Lô) anh cũng xin cho tôi được “đồng ngâm”. Tôi đã chia đoạn mỗi bài thơ ấy như để đối xướng và giao cho anh những phần có thể ngâm nhiều hơn đọc. Anh thích ngâm thơ và cũng đã thành một “cây ngâm thơ” không phải hạng xoàng. Vậy thì tôi đã giúp gì được anh? Có lần trong chuyến đi công tác dọc tả ngạn sông Cầu, đi đường, một bên là Phạm Duy, một bên là vợ tôi, không biết từ đâu và do cảm hứng gì, thật bất ngờ tôi đột nhiên cất cao giọng “hát” trọn vẹn một bài thơ của Lưu Trọng Lư mà tôi rất thích.
...Ai có nghe tiếng hát chị đò đưa
mà không nhớ thương người quả phụ... Nằm ấp bóng trăng thưa...
Tôi hát thật (hoàn toàn không phải “ngâm” như vốn là “nghề” tay trái của tôi, mà cũng là “cao tay nghề” “nhà nghề” lắm lắm, nghề ngâm thơ).
Dẫu chỉ là ngón sở đoản của tôi, Phạm Duy cũng rất thích rồi... ngược đời thật... Phạm Duy lại “học hát” ở một anh bạn “mít xoài” âm nhạc. Đầu tiên, chỉ là những trò chơi cho quên vất vả dọc đường, nhưng dần dà lại ngấm sâu vào cả tôi và anh. Tôi biết Phạm Duy say mê dân ca, anh luôn luôn lắng nghe và tìm hiểu để thụ nhập những lời ca điệu hát của biết bao trai gái quê Bắc Ninh, Bắc Giang, cả những anh chị người Tày, Nùng mà trong 13 tháng ấy anh luôn luôn được tiếp cận. Bởi thế nên hơi thở của dân ca xứ Bắc đã trở thành sinh khí trong các ca khúc Phạm Duy hồi đầu kháng chiến chống Pháp. Chỉ cần một phẩm chất ấy trong các sáng tác của anh thời đó là đủ cho tên tuổi anh thành thân thiết với bộ đội và nhân dân từ trung du đến biên cương phía Bắc. Từ khi chia tay với anh lần cuối vào khoảng sau tết âm lịch năm 1951, tuy xa cách, tôi vẫn nhận được nhiều tin về sáng tác của anh. Vào công tác ở khu Bốn dưới trướng thiếu tướng “Mạnh Thường Quân” Nguyễn Sơn, một ông “nhà binh” lại đam mê văn nghệ, Phạm Duy đã viết những ca khúc đặc sắc: Về miền Trung, Bà mẹ Gio Linh, Bên ni bên tê... chứa chan sắc thái miền Trung, Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông, Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông...dài... Chúng tôi nghe thấy rõ tiếng sóng bờ biển Quảng Bình, tiếng xao xuyến những đợt mưa ngàn, mưa núi Quảng Trị, thấy cả một bầu trời xanh, rất xanh màu “hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm" (Tản Đà) từ thuở Chiêm Thành, đã tưởng mất hút qua thời gian lặng lẽ và lạnh lùng. Phong vị dân ca quan họ đã theo anh vào nhiều ca khúc, đặc biệt là bài Khúc hát hành quân xa thì giai điệu, âm sắc và tiết tấu nào có khác gì với bài thơ Lưu Trọng Lư mà tôi đã bất chợt hát trên đường hành quân bên bờ sông Cầu năm ấy?
Hà Nội, tháng 12.1993
Hoàng Cầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét