(NGUYỄN HOÀNG ĐỨC trả lời phỏng vấn của SƯƠNG NGUYỆT MINH)
Sương Nguyệt Minh: Thưa nhà LLPB Nguyễn Hoàng Đức! Theo ông như thế nào là tác phẩm văn chương đỉnh cao?
Nguyễn Hoàng Đức: Theo tôi tác phẩm văn chương đỉnh cao luôn bao hàm tư tưởng. Ở đây tôi muốn lý giải tư tưởng một cách dễ hiểu để nó không trở thành nơi ẩn nấp cho nhưng cái gì hàm hồ, à uôm, áng chừng, bất khả lý giải dẫn đến hòa cả làng. Trong cơ thể, bộ não là bộ tham mưu cao nhất lãnh đạo toàn bộ các chi thể. Một tác phẩm văn học (hoặc các tác phẩm của các môn nghệ thuật khác cũng vây) giống như một cơ thể và tư tưởng chính là bộ não của nó. Tư tưởng còn có thể được gọi là tính đề tài, tính chủ đề… Người ta không thể hy vọng vào tác phẩm có nhiều tư tưởng mới như mốt thời trang hay như bút phát, hay như phong cách viết. Tư tưởng thường là cao hay thấp nhiều hơn là cũ hay mới. Chẳng hạn như tự do, bình đẳng bác ái, chân lý là những chủ đề luôn luôn cũ hoặc chẳng bao giờ mới, nhưng được lịch sử văn học luôn luôn bám riết hoặc theo đuổi. Có thể minh họa thế này: Có rất nhiều cô gái chân cao chân thấp, vòng một khác vòng hai… đấy là tính đa dạng của cơ thể, nhưng về tư tưởng, trình độ tư tưởng của các cô ấy rất ít khác nhau. Người ta thường phân biệt người có nhu cầu vật chất hoặc người có nhu cầu văn hóa, người có nhu cầu tinh thần, người có nhu cầu tôn giáo, người có nhu cầu từ thiện đạo đức, hoặc người có tất cả nhu cầu đó.
Nguyễn Hoàng Đức: Theo tôi tác phẩm văn chương đỉnh cao luôn bao hàm tư tưởng. Ở đây tôi muốn lý giải tư tưởng một cách dễ hiểu để nó không trở thành nơi ẩn nấp cho nhưng cái gì hàm hồ, à uôm, áng chừng, bất khả lý giải dẫn đến hòa cả làng. Trong cơ thể, bộ não là bộ tham mưu cao nhất lãnh đạo toàn bộ các chi thể. Một tác phẩm văn học (hoặc các tác phẩm của các môn nghệ thuật khác cũng vây) giống như một cơ thể và tư tưởng chính là bộ não của nó. Tư tưởng còn có thể được gọi là tính đề tài, tính chủ đề… Người ta không thể hy vọng vào tác phẩm có nhiều tư tưởng mới như mốt thời trang hay như bút phát, hay như phong cách viết. Tư tưởng thường là cao hay thấp nhiều hơn là cũ hay mới. Chẳng hạn như tự do, bình đẳng bác ái, chân lý là những chủ đề luôn luôn cũ hoặc chẳng bao giờ mới, nhưng được lịch sử văn học luôn luôn bám riết hoặc theo đuổi. Có thể minh họa thế này: Có rất nhiều cô gái chân cao chân thấp, vòng một khác vòng hai… đấy là tính đa dạng của cơ thể, nhưng về tư tưởng, trình độ tư tưởng của các cô ấy rất ít khác nhau. Người ta thường phân biệt người có nhu cầu vật chất hoặc người có nhu cầu văn hóa, người có nhu cầu tinh thần, người có nhu cầu tôn giáo, người có nhu cầu từ thiện đạo đức, hoặc người có tất cả nhu cầu đó.
Sương Nguyệt Minh: Chả lẽ tác phẩm đỉnh cao chỉ có tiêu chí là tư tưởng lớn? Còn bút bút pháp, nghệ thuật vứt đi à?
Nguyễn Hoàng Đức: Chắc chắn là vậy. Chẳng hạn ta lấy một ví dụ điển hình chắc chắn nhất: Đó là tác phẩm của Đôn ki hô tê của Xéc văng téc được thế giới văn học bầu chọn là tác phẩm hay nhất mọi thời đại. Vậy tác tác phẩm đó hay ở cái gì? Nó hay bởi chính chủ đề của nó. Đôn ki hô tê không kể khi mình đã già yếu hay ảo tưởng đã xông vào đấu với một hiệp sĩ chuyên nghiệp bất kể đến kết quả bại trận chắc chắn thuộc về mình. Điều đó nói lên hai điều chính: Một là, anh ta quý danh dự hơn cuộc đời của mình. Hai là, anh ta buộc phải làm bổn phận của người đàn ông để bảo vệ phái yếu.
Nguyễn Hoàng Đức: Chắc chắn là vậy. Chẳng hạn ta lấy một ví dụ điển hình chắc chắn nhất: Đó là tác phẩm của Đôn ki hô tê của Xéc văng téc được thế giới văn học bầu chọn là tác phẩm hay nhất mọi thời đại. Vậy tác tác phẩm đó hay ở cái gì? Nó hay bởi chính chủ đề của nó. Đôn ki hô tê không kể khi mình đã già yếu hay ảo tưởng đã xông vào đấu với một hiệp sĩ chuyên nghiệp bất kể đến kết quả bại trận chắc chắn thuộc về mình. Điều đó nói lên hai điều chính: Một là, anh ta quý danh dự hơn cuộc đời của mình. Hai là, anh ta buộc phải làm bổn phận của người đàn ông để bảo vệ phái yếu.
Có thể nói danh dự vẫn là tiêu chí hàng
đầu, đỉnh cao cuả các tác phẩm. Với văn học hậu phục hưng từ Pháp đến
Nga với các cuộc đấu súng và đấu kiếm bảo vệ danh dự đã tạo ra tác phẩm
đỉnh cao.
Không chỉ văn học, tất cả mọi loại hình
nghệ thuật đều không cách gì ra khỏi nguyên lý Chân – Thiện – Mỹ. Chữ
Chân đó là sự thật và chân lý. Chữ Thiện đó là hướng về lòng tốt. Còn
chữ Mỹ là hướng về văn chương và nghệ thuật. Với những tác phẩm tư tưởng
lớn thì mỹ học, hành văn, bút pháp chỉ là thứ tập tàng, điệu bộ, dẫn
dụ, có vai trò rất thấp bé của kẻ làm trò… Thường các nhà văn không có
tư tưởng thì mới làm trò đó. Một ví dụ điển hình: Văn hào Đốt xtôi ép
xki, mở đầu ông viết rất điệu bộ như “Năm đêm trắng”, nhưng ông càng
viết càng ẩu. Tất cả các tác phẩm về sau đồ sộ hơn. Chắc hẳn ông đã bỏ
rơi sự điệu đàng bút pháp để đổi lấy sự vạm vỡ về tư tưởng. Ông ta đánh
rơi: viết thế nào để đổi lấy viết cái gì. Đối với ông thông điệp của
tinh thần là mạnh hơn cách bày tỏ.
Sương Nguyệt Minh: Vậy thì ở Việt Nam theo ông đã có tác phẩm văn chương đỉnh cao chưa? Nếu có thì là tác phẩm nào?
Nguyễn Hoàng Đức: Ở Việt
Nam tác phẩm đỉnh cao lại là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng, đáng
tiếc thay đây là phó sản của văn học Tầu, mà có Hội nghị văn học Trung
Quốc đã xác định: Truyện Kiều của Nguyễn Du được phái sinh từ “Đoạn
trường tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân, chỉ là tác phẩm hạng hai của
Tầu. Và họ còn khẳng định: Truyện Kiều không thể hay hơn bản chính về
mọi góc độ.
Về thơ hiện đại chúng ta được chính thức khai sinh vào khoảng 1932 – 1945, nhưng mỗi bài thơ là việc của một tờ giấy (hai mặt), nó không bao giờ có tầm của một tác phẩm lớn mang tư tưởng lớn. Nhiều nhặn lắm thì nó chỉ mang một cảm xúc vừa phải, cho nên tôi gạt nó qua 1 bên.
Về văn xuôi, chúng ta có rất ít ỏi áng văn xuôi bất hủ như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, một tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê Nhất thống chí” của Ngô văn Gia phái. Cùng thời gian đó, hình như văn xuôi Việt Nam mới chính thức chào đời theo chân thơ. Việt Nam đã có những tác phẩm văn xuôi khá ấn tượng như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Số đỏ” của Vũ Trụng Phụng, “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, “Chí Phèo” của Nam Cao; nhưng cái để lại ấn tượng trong đầu tôi nhất lại là tác phẩm mà ít người để ý là “Sống mòn” của Nam Cao. Lần đầu tiên vai trò của một người trí thức – một nhà giáo, dường như nó rất mờ nhạt không mang những tính cách đặc sắc của truyền thống hay thay đổi thời đại như nông dân và công nhân, đã bước vào trong tác phẩm. Tôi đã từng viết: đấy là ánh sáng đô thị đầu tiên đã manh nha thắp lên thay thế ngọn đèn dầu của cuộc sống truyền thống. Trong văn học nghệ thuật thường những đề tài bình dị nhất lại trở thành thách thức mỹ học lớn nhất. Tôi cho rằng chính Nam Cao đã tiến hành bước đi đầu tiên vào thử thách này. Ông đã viết về truyện mà không có chuyện. Còn các tác phẩm trên như Tắt đèn, Số đỏ, Chí Phèo, đều là những tác phẩm có chuyện gay cấn. Nhưng, chúng ta đã có tác giả lớn và tác phẩm đỉnh cao chưa? Tôi cho rằng các nhà văn mới “khai sinh” của chúng ta chưa đủ sự chín muồi toàn diện từ tri thức, văn hóa, tôn giáo, triết học, thần học, sinh hoạt mỹ học để làm nên tầm vóc văn hào có đại tác phẩm. Một lần ở nhà họa sĩ Lê Thiết Cương tôi đã bảo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rằng: “Việt Nam chúng ta có nhiều nhà văn nổi tiếng, nhưng cái cần hơn của chúng ta là đại văn hào, các ông có dám đề cử mình ở tầm vóc đại văn hào không?” Nguyễn Huy Thiệp im lặng.
Về thơ hiện đại chúng ta được chính thức khai sinh vào khoảng 1932 – 1945, nhưng mỗi bài thơ là việc của một tờ giấy (hai mặt), nó không bao giờ có tầm của một tác phẩm lớn mang tư tưởng lớn. Nhiều nhặn lắm thì nó chỉ mang một cảm xúc vừa phải, cho nên tôi gạt nó qua 1 bên.
Về văn xuôi, chúng ta có rất ít ỏi áng văn xuôi bất hủ như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, một tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê Nhất thống chí” của Ngô văn Gia phái. Cùng thời gian đó, hình như văn xuôi Việt Nam mới chính thức chào đời theo chân thơ. Việt Nam đã có những tác phẩm văn xuôi khá ấn tượng như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Số đỏ” của Vũ Trụng Phụng, “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, “Chí Phèo” của Nam Cao; nhưng cái để lại ấn tượng trong đầu tôi nhất lại là tác phẩm mà ít người để ý là “Sống mòn” của Nam Cao. Lần đầu tiên vai trò của một người trí thức – một nhà giáo, dường như nó rất mờ nhạt không mang những tính cách đặc sắc của truyền thống hay thay đổi thời đại như nông dân và công nhân, đã bước vào trong tác phẩm. Tôi đã từng viết: đấy là ánh sáng đô thị đầu tiên đã manh nha thắp lên thay thế ngọn đèn dầu của cuộc sống truyền thống. Trong văn học nghệ thuật thường những đề tài bình dị nhất lại trở thành thách thức mỹ học lớn nhất. Tôi cho rằng chính Nam Cao đã tiến hành bước đi đầu tiên vào thử thách này. Ông đã viết về truyện mà không có chuyện. Còn các tác phẩm trên như Tắt đèn, Số đỏ, Chí Phèo, đều là những tác phẩm có chuyện gay cấn. Nhưng, chúng ta đã có tác giả lớn và tác phẩm đỉnh cao chưa? Tôi cho rằng các nhà văn mới “khai sinh” của chúng ta chưa đủ sự chín muồi toàn diện từ tri thức, văn hóa, tôn giáo, triết học, thần học, sinh hoạt mỹ học để làm nên tầm vóc văn hào có đại tác phẩm. Một lần ở nhà họa sĩ Lê Thiết Cương tôi đã bảo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rằng: “Việt Nam chúng ta có nhiều nhà văn nổi tiếng, nhưng cái cần hơn của chúng ta là đại văn hào, các ông có dám đề cử mình ở tầm vóc đại văn hào không?” Nguyễn Huy Thiệp im lặng.
Sương Nguyệt Minh: Thế còn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, hoặc các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu?
Nguyễn Hoàng Đức: Nguyễn Minh Châu thì tôi chưa đọc. Hoặc có thể đọc lúc trẻ nay thì tôi không nhớ nữa. Tôi đoán ông ấy cũng “rưa rứa”. Còn Bảo Ninh tôi cũng đọc mấy chục trang đầu…tôi xin nợ một bình luận trực tiếp. Tôi có xem một tạp chí của Mỹ hình như là “Book Review” họ có tôn vinh tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh là: “Sự phản tỉnh đầu tiên về chiến tranh ở Việt Nam.” Tôi cho rằng đây là một lời khen quá thẳng thắn và tôi hoàn toàn đồng ý với họ. Nhưng, tôi có một cách nhìn khác. Người ta bảo: nhìn quả biết cây, và cũng nói nhìn cây biết quả. Tôi đã gặp Bảo Ninh nhiều lần, tôi có thể đong đo được tầm vóc văn hóa, tri thức và cách sống của ông. Theo tôi thì riêng con người tác giả của Bảo Ninh cũng chưa thể có sự chín muồi hơn lớp trước (thậm chí còn thua kém lớp tác giả thời chống Pháp rất nhiều). Để trở thành một tác giả lớn. Chúng ta đã và đang chứng kiến một Nguyễn Huy Thiệp hết vốn ở truyện ngắn định leo vài nấc thang lên tiểu thuyết mi ni mà không gượng được. Một Bảo Ninh thì chỉ có vốn “một cuốn cho tất cả” đến mức tiểu thuyết đầu tiên không thể là đầu tầu để kéo theo phía sau là dăm ba toa tầu tác phẩm. Thành thực công bằng mà nhìn nhận học vấn, tri thức và văn hóa là những thách thức chưa “chín muồi” của lớp nhà văn chúng ta cả quá khứ đến hiện tại. Nhưng, ở quá khứ thì có khá hơn.
Nguyễn Hoàng Đức: Nguyễn Minh Châu thì tôi chưa đọc. Hoặc có thể đọc lúc trẻ nay thì tôi không nhớ nữa. Tôi đoán ông ấy cũng “rưa rứa”. Còn Bảo Ninh tôi cũng đọc mấy chục trang đầu…tôi xin nợ một bình luận trực tiếp. Tôi có xem một tạp chí của Mỹ hình như là “Book Review” họ có tôn vinh tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh là: “Sự phản tỉnh đầu tiên về chiến tranh ở Việt Nam.” Tôi cho rằng đây là một lời khen quá thẳng thắn và tôi hoàn toàn đồng ý với họ. Nhưng, tôi có một cách nhìn khác. Người ta bảo: nhìn quả biết cây, và cũng nói nhìn cây biết quả. Tôi đã gặp Bảo Ninh nhiều lần, tôi có thể đong đo được tầm vóc văn hóa, tri thức và cách sống của ông. Theo tôi thì riêng con người tác giả của Bảo Ninh cũng chưa thể có sự chín muồi hơn lớp trước (thậm chí còn thua kém lớp tác giả thời chống Pháp rất nhiều). Để trở thành một tác giả lớn. Chúng ta đã và đang chứng kiến một Nguyễn Huy Thiệp hết vốn ở truyện ngắn định leo vài nấc thang lên tiểu thuyết mi ni mà không gượng được. Một Bảo Ninh thì chỉ có vốn “một cuốn cho tất cả” đến mức tiểu thuyết đầu tiên không thể là đầu tầu để kéo theo phía sau là dăm ba toa tầu tác phẩm. Thành thực công bằng mà nhìn nhận học vấn, tri thức và văn hóa là những thách thức chưa “chín muồi” của lớp nhà văn chúng ta cả quá khứ đến hiện tại. Nhưng, ở quá khứ thì có khá hơn.
Sương Nguyệt Minh: Thế còn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – một tác giả đỉnh cao thời kỳ đổi mới?
Nguyễn Hoàng Đức: Nguyễn
Huy Thiệp nổi tiếng nhất ở ngoài nước là truyện ngắn “Tướng về hưu”.
Đây là tác phẩm có tính chất tố cáo một hiện thực dữ dằn. Khi ra đời nó
tạo ra được một bước ngoặt đó là so với những tác phẩm đang mang nặng
tính tuyên truyền thì nó rẽ ngoặt để phản ánh sự thật. Ba tác phẩm về
lịch sử khá vạm vỡn của Nguyễn Huy Thiệp là “Phẩm tiết”, “Kiếm sắc”,
“Vàng lửa” được nhiều nhà văn, nhà giáo, và độc giả trong nước ca tụng,
nhưng đối với người nước ngoài họ lại thấy rất bình thường. Tại sao? Lý
luận mỹ học cho rằng: Chủ đề tác phẩm lớn mà dựa vào sử tính, chẳng hạn
như nói về sự nổi tiếng của Hoàng đế Na pô lê ông hoặc vua Quang Trung,
thì sự hệ trọng của đề tài sử tính ấy là vay mượn của lịch sử, chứ không
thuộc về tác giả. Chẳng hạn nước mắt của cô thôn nữ chẳng khác gì nước
mắt của hoàng hậu, nhưng bao giờ nước mắt của hoàng hậu cũng nổi tiếng
hơn – bởi vì nó dựa vào tầm vóc của sử tính.
Sương Nguyệt Minh: Theo ông nhà văn Việt Nam cần phải làm gì để có tác phẩm đỉnh cao?
Nguyễn Hoàng Đức: Nhà văn Việt Nam hiện nay đơn giản như chúng ta thấy nhìn vào Hội Nhà Văn, có một ông Nguyễn Trung Đức biết tiếng Tây Ban Nha thì đã mất lâu rồi. Cứ tiếng Anh thì người ta lại nhìn Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, có vài vị biết tiếng Pháp thì đã nghỉ hưu lâu rồi. Nhiều nhà văn Việt Nam còn biện hộ rằng: Tiếng mẹ đẻ còn chưa biết hết, biết tiếng Tây làm gì?! Đây là việc cụ thể để chúng ta hãy tự nhìn nhận tầm vóc trí thức của nhà văn chúng ta. Chẳng hạn có bao nhiêu nhà văn chúng ta thích nghe nhạc thính phòng giao hưởng, bao nhiêu nhà văn yêu hội họa… trong đó văn chương và nghệ thuật có tính liên thông, mà ta thấp ở bộ môn này thì khó mà cao ở bộ môn kia.
Nguyễn Hoàng Đức: Nhà văn Việt Nam hiện nay đơn giản như chúng ta thấy nhìn vào Hội Nhà Văn, có một ông Nguyễn Trung Đức biết tiếng Tây Ban Nha thì đã mất lâu rồi. Cứ tiếng Anh thì người ta lại nhìn Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, có vài vị biết tiếng Pháp thì đã nghỉ hưu lâu rồi. Nhiều nhà văn Việt Nam còn biện hộ rằng: Tiếng mẹ đẻ còn chưa biết hết, biết tiếng Tây làm gì?! Đây là việc cụ thể để chúng ta hãy tự nhìn nhận tầm vóc trí thức của nhà văn chúng ta. Chẳng hạn có bao nhiêu nhà văn chúng ta thích nghe nhạc thính phòng giao hưởng, bao nhiêu nhà văn yêu hội họa… trong đó văn chương và nghệ thuật có tính liên thông, mà ta thấp ở bộ môn này thì khó mà cao ở bộ môn kia.
Sương Nguyệt Minh: Thế còn vốn sống, sự dấn thân và trải nghiệm của nhà văn không cần ư?
Nguyễn Hoàng Đức: Dấn thân là gì? Chính là hành động! Mà tư tưởng thì dẫn đến hành động. Tư tưởng sinh ra từ đâu? Sinh ra từ tri thức. Còn vốn sống và trải nghiệm chỉ là hình thức của kinh nghiệm, nhiều khi chủ nghĩa kinh nghiệm lại giết chết sáng tạo.
Nguyễn Hoàng Đức: Dấn thân là gì? Chính là hành động! Mà tư tưởng thì dẫn đến hành động. Tư tưởng sinh ra từ đâu? Sinh ra từ tri thức. Còn vốn sống và trải nghiệm chỉ là hình thức của kinh nghiệm, nhiều khi chủ nghĩa kinh nghiệm lại giết chết sáng tạo.
Sương Nguyệt Minh: Tôi thì cho rằng: Nhà văn
phải có bản sắc nhưng lại phải bắt gặp tính nhân loại. Qua cuộc truyện
trò này, tôi cảm nhận được cứ như ông thì bao giờ cũng đặt tính nhân
loại lên trên hết.
Nguyễn Hoàng Đức: Mời
ông hãy nhìn ra đại dương, ở đó có rất nhiều con tầu có nhiều dáng nhiều
vẻ khác nhau, nhìn dáng vẻ của mỗi con tàu người ta biết được nơi xuất
xứ của nó đó chính là bản sắc. Còn đại dương chính là giá trị phổ quát
cũng thuộc về nhân loại. Tôi cho rằng: nhà văn phải biết tôn vinh ngôn
ngữ bản địa của mình trên bàn tiệc của nhân loại.
Anh muốn nói gì viết gì là của anh, của
bản địa nơi anh muốn thuộc về (mà anh cũng không cách nào che được xuất
xứ của anh đâu) nhưng hãy làm chói sáng ngôn ngữ đó trên bàn tiệc phổ
quát của nhân loại. Thì cả dân tộc anh và nhân loại sẽ biết ơn anh.
Sương Nguyệt Minh: Xin cảm ơn ông về những lời ngay thẳng chân thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét