Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Thơ viết cho ngày Noel


Noel
Không em
Anh như chiếc lá khô lạc trên cội đá
Rơi...

Noel
Xa em
Anh lang thang qua miền tuyết trắng
Khát...

Noel
Nhớ em
Anh nhốt mình trong căn phòng hoang trống
Lạnh...

Anh nguyện cầu Đức hài đồng Thiên Chúa
Gặp lại em vào một buổi bình minh
Nghe giọt nắng cựa mình trong tiếng lá
Hai linh hồn hai nhịp đập hồi sinh.
24.12.2009

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Nghiện thơ

Có lẽ hiếm có một dân tộc nào trên thế giới mà người dân lại dành cảm tình đặc biệt cho thơ ca như người dân Việt Nam, vì rằng "Thơ ca là tiếng nói tối thượng của con người" (J.Brodsky). Hay nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Thơ ca không làm ra lúa vàng, gạo trắng nhưng thơ ca làm nên giấc mơ cho người gieo trồng. Chỉ có những giấc mơ thiêng liêng và lộng lẫy mới giúp con người đi qua bóng tối của dục vọng và tội lỗi và tìm đến đồng loại để chia sẻ và dâng hiến những vẻ đẹp và những khát vọng sống cho mọi con người". Thơ ca là sự chân thực của cuộc sống, là khát vọng, là tự do của mỗi con người.
Thế nhưng, cái gì quá đà cũng dở. Thơ ca cũng vậy. Để biết cái dở này như thề nào, xin mời bạn đọc bài viết sau của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
---------------------------------
NGHIỆN THƠ


Bây giờ hình như anh em nhà thơ trẻ không nghiện đọc thơ như thời của mình và lớp đàn anh của mình nữa. Có thể thời này đời sống chảy xiết hơn, anh em ít có điều kiện đàn đúm. Thêm nữa việc in thơ dễ dàng, không có tiền in sách thì post lên blog một phát cả vạn người đọc, nhu cầu truyền khẩu thơ cũng vì thế mà giảm sút chăng?

Ngày xưa in được bài thơ khó lắm, anh nào một tháng có bài thơ in là mừng lắm rồi. Gửi thơ đi rồi, ngồi phấp phổng chờ cả tháng, thấy tên mình xuất hiện ở hộp thư càng phấp phổng tợn, nếu quen ai ở toà soạn gọi điện nói số tới đi bài ông đấy, tâm hồn lúc đó treo ngựơc cành cây. Mỗi tháng toà soạn nhận ngót nghét ngàn bài thơ, chỉ in chục bài, lọt vào cái top ten ấy không mừng sao đựơc.

Người chăm gửi thơ nhất nước là Trần Hữu Nghiễm ở Cà Mau, cho đến nay chưa thấy ai hơn. Những năm tám mươi chín mươi tìm đọc hộp thư của bất kì tờ báo nào đều có tên Trần Hữu Nghiễm, anh thật tài, báo nào mới ra anh cũng biết. Một hôm mình nhận được tờ Đặc san Ngân hàng Quảng Trị, mình ở Quảng Trị mà không biết nó ra khi nào, thế mà anh ở tận Cà Mau đã kịp có tên trong hộp thư rồi. Đến cả tờ Vật lý Việt Nam cũng có tên anh trong hộp thư, thất kinh.

In được bài thơ là vui chứ xưa nay chưa ai sống được bằng nhuận bút thơ cả. Cứ theo cách gửi thơ của Trần Hữu Nghiễm thì nhuận bút một bài thơ không đủ tiền tem thư anh gửi thơ đi hàng tháng tháng.

Làm ra bài thơ không ai đọc cho nghe cho thì khó chịu lắm, cứ bứt rứt không yên. Gửi thơ đi, chờ người ta in cho thì lâu lắm, thế là nhát định kiếm cớ đàn đúm để đọc thơ. Xưa cuộc rượu nào có mấy anh nhà thơ nếu không có đọc thơ thì chưa ra cuộc rượu.

Ngồi uống cứ nhấp nhổm chờ ai đó nhắc đến tên mình, nói ông có bài nào mới đọc cho anh em nghe đi, có người nghe vậy liền háo hức đọc ngay, có người thì giả đò khiêm tốn, nói cũng có nhưng sợ không hay, đợi người ta nèo thêm chút nữa, tóm lại rồi đọc cả.

Vừa đọc vừa ngó liếc mặt người nghe, thấy người ta chăm chú thỉnh thoảng gật gật đã sướng, nếu ai đó chậc lưỡi, đập đùi khen câu này câu kia hay thì sướng muốn chết, lại tương bài khác ngay. Có người vì thế mà tương cả chục bài. Chiếu rượu thơ cũng giống blog, không khen được thì thôi chứ ít ai chê, gì chứ đựơc khen thì nghe không biết chán, ít ai thấy khen sai, toàn thấy khen đúng không thôi, hi hi.

Được khen, được hưởng ứng thì dễ nghiện ngập lắm, xưa mười anh làm thơ thì có 8, 9 anh nghiện đọc thơ. Nam Bộ có tục uống rượu vòng, một bát rượu truyền tay uống một vòng, rồi lại sang vòng khác, tục ấy được các áp dụng cho chiếu rượu thơ, rượu truyền tay thơ truyền miệng, rượu càng say thơ càng bốc, nhiều khi thâu đêm suốt sáng.

Năm 1988 Phùng Quán vô Huế chơi, anh đi đâu có chiếu rượu thơ ở đó, lại uống rượu vòng đọc thơ vòng. Rất nhiều lần tại nhà anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) có chiếu rượu thơ, hầu hết là các nhà thơ khét tiếng ở Huế, rượu và thơ cứ thế tuôn ào ào. Anh Quán cầm còn dao phay đi vòng vòng quanh chiếu rượu, chỉ định người đọc thơ, nói đọc thơ dở là xử trảm. Người nào đọc thơ xong anh đều dơ dao lên phồng mang trợn mắt, nói trảm được không. Mọi người kêu lên, nói không không, thơ hay thơ hay. Tóm lại ai cũng được tha chém, lại còn được khen thơ hay, sướng củ tỉ.

Năm 1989 Bình trị Thiên chia tỉnh, chia gì thì chia chứ văn nghệ chẳng bao giờ chia, một hôm các nhà thơ ba tỉnh tụ cả về thị xã Đồng Hới, được tỉnh uỷ đón tiếp rất trọng thị, anh Quán cũng có mặt hôm ấy. Bí thư tỉnh uỷ nói chuyện dài quá, anh em ngồi nghe hơi oải, anh Quán dơ tay vụt đứng lên, nói báo caó đồng chí Bí thư, rồi anh nhoẻn miệng cười gãi tai hạ giọng, nói anh em sèm đọc thơ quá rồi. Bí thư tỉnh uỷ cười to, nói vâng vâng, mời các đồng chí. Cuộc thơ hôm ấy anh Quán làm MC rất xôm trò, anh em được một bữa thơ đã đời.

Tuy nhiên, nhiều người nghiện ngập đọc thơ quá, hễ có thơ mới là xách xe chạy rong, quyết tìm người bày rượu đọc thơ cho kì được. Có anh vào cuộc rượu chẳng biết người ta đang nói chuyện gì, cứ ngửa cổ đọc thơ nói cười khơ khớ, vô duyên cực. Có anh chẳng cần chiếu rượu, gặp nhau hỏi thăm chiếu lệ, rồi bất kể đứng ngồi ở đâu, người ta có thích nghe hay không, khoa chân múa tay đọc liền mấy bài, chán ốm.

Dần dà người ta đâm sợ chiếu rượu thơ, nhiều khi thấy vừa vô duyên vừa vô nghĩa. Ai gọi đi nhậu mà nghe nói có ông A ông B nghiện đọc thơ lắm thì thế nào cũng viện cớ từ chối. Thế cùng không chối được thì đến ngồi ké vào, đến giờ đọc thơ thì mắt trước mắt sau kiếm cớ chuồn liền thẳng.

Còn nhớ năm 1988 ở Huế, mình với anh Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh, và vài người nữa quên mất rồi, ngồi quán rượu chị Phước thì Lý Hoài Xuân ghé vào. Vừa ngồi xuống anh đã nói có mấy bài thơ mới làm, đọc cho anh em nghe nhé. Anh Tạo nói mày muốn đọc thơ thì bỏ tiền ra trả nhuận nghe cho tụi tao, một bài ba ngàn.

Tưởng Lý Hoài Xuân tự ái, ai dè anh lẳng lặng bỏ ra ba ngàn, thản nhiên đọc một bài thơ. Anh em vừa cười vừa khen hay hay, Lý Hoài Xuân lại bỏ ra sáu ngàn đọc thêm hai bài nữa. Anh em lại khen hay hay- tất nhiên hi hi- anh Xuân sướng định đọc thêm nữa, anh Tạo nói thôi thôi, chừng đó tiền tụi tao uống nhoè rồi, mày không phải đọc thêm nữa. Thế mới biết ngay các nhà thơ cũng ngại nghe thơ nhau, đừng nói người ngoài.

Cái gì cũng vậy, cứ quá đi là mất hay. Tình trạng nghiện thơ, nghiện đọc thơ, nghiện in thơ đang gia tăng đến mức báo động. Cứ nhìn vào danh sách đơn xin vào Hội nhà văn thì biết, có đến 90% là của các nhà thơ, hàng năm có đến mấy trăm nhà thơ xin vào hội. Kinh.

Không biết có ai đó nói về tình trạng lạm phát thi ca, hình như là Nguyễn Huy Thiệp, nói đại ý ở đâu cờ bạc và thi ca phát triển ở đó nghèo đói là cái chắc. Anh Đỉnh (Trung Trung Đỉnh) thì cười hì hì, nói kiểu này Hội nhà văn phải lập trại cai nghiện thơ, không thì chết, nguy lắm nguy lắm.

Nguyễn Quang Lập

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Lời tỏ tình của chàng trai Nhiệt - Lạnh


Nếu không nói chắc các bạn cũng biết khoa học vốn rất khô khan và ngành Nhiệt - Lạnh cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Có lẽ vì vậy nên những người làm nghề như chúng tôi thường phải tìm cách nghỉ ngơi hay đơn giản chỉ là viết lách một cái gì đó để giải tỏa sự căng thẳng do công việc lúc nóng - lúc lạnh mang lại. Thực ra, những gì chúng tôi viết chỉ là những giải bày, những tâm trạng, những suy tư, trăn trở với nghề nghiệp, với đời sống vốn nhiều biến động, chứ không phải là những bài thơ hay bài văn gì cả. Chúng tôi cũng chỉ hy vọng những lời giãi bày đó sẽ chuyển tải được những tâm tư, tình cảm của chúng tôi đến với bè bạn mà thôi.

Tình yêu là một đề tài muôn thuở của nhân loại. Đã là nhà thơ hay nhà văn chuyên nghiệp ai cũng đã từng một lần viết về nó với tất cả say mê, rạo rực, yêu thương, điên dại của con tim đầy nhân bản. Không say mê, không điên dại sao được khi đó là thứ tình cảm đẹp nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con người. Mỗi người có một kiểu yêu khác nhau, một kiểu say mê khác nhau. Trong con mắt họ, tình yêu hiện lên với nhiều dáng vẻ: đằm thắm, kiêu sa, giản dị, chân thành, yếu đuối, mạnh mẽ,.. và còn rất nhiều mỹ từ nữa để nói về tình yêu. Thử hỏi còn có một thứ tình cảm nào mà con người dành nhiều đặc ân đến vậy nếu không phải là tình yêu? Và cũng thử hỏi nếu không có tình yêu thì làm sao con người có thể tồn tại được trên trái đất này?

Đối với dân Nhiệt - Lạnh, tình yêu cũng đẹp lắm. Nó hiện lên không lung linh, không kiêu sa, đài các như những hoa hậu, nhưng cũng đầy mê hoặc. Sự mê hoặc không phải là ở vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng trên sân khấu mà chính là những gì đang hiện hữu trong công việc đầy nắng gió, cát bụi của chúng tôi, những chàng trai - cô gái làm nghề Nhiệt - Lạnh. Từ những pittông, xylanh, bulông, ốc vít khô khốc như vậy mà khi vào thi ca cũng mang một vẻ đẹp lạ kỳ, một vẻ đẹp của sự thô mộc, vẻ đẹp không cần trang điểm.

Nói dông dài nhiều quá rồi, bây giờ xin giới thiệu với các bạn một lời tỏ tình của chàng trai Nhiệt - Lạnh. Bài này do một người bạn của tôi, Nguyễn Thị Thu Hà, hiện là cán bộ giảng trường Đại học Điện lực viết.

----------------------------------------------------------------------


LỜI TỎ TÌNH CỦA CHÀNG TRAI NHIỆT - LẠNH

Phút gặp em
Anh ngỡ mình được khai sinh lần nữa
Hoang mạc - lòng anh - chợt có miền tiện nghi
Anh hạnh phúc
Như nước rời bình ngưng gặp dòng khí mát.
Và từ đó trái tim anh biết hát
Về một bài ca hạnh phúc thật gần

Rồi từ đó anh chăm ... xả cặn toàn thân
Trả lại bề mặt truyền nhiệt đã bao năm bị ... đóng cáu
Lòng rộn ràng ...
Vào mỗi chiều thứ sáu
Anh ... nạp lên người một ít ... ga thơm
Đôi mắt em dạt dào như ... bình nước bổ sung
Khiến anh ước mình được làm ... van phao trong đó
Bởi anh sợ trước cuộc đời bão gió
Đôi mắt trong kia có lúc phải ... xả tràn
Em thấy không: tình anh rất nồng nàn
Trao cả cho em với niềm yêu tha thiết
Xin em đừng nghĩ tim anh chỉ là Tháp Giải Nhiệt (1)
Gió em vào - nếu chán - gió lại ra
Em bí ẩn như ... chế độ quá bão hoà
Anh lạc lối giữa HARTING và MEHLIG (2)
Em yêu ơi, xin hãy cho anh biết
Đừng lặng im như Tháp Giải Nhiệt tạo sương mù !!!

Anh yêu em hơn ... máy nén yêu ga thơm
Hơn ... pittông yêu xilanh từ trăm năm trước
Dẫu đường vào tim em mỏng manh như dòng nước
Thì tình anh vẫn cứ là khối đệm thời gian...
----------------------------------------------------------
(1) - Tháp giải nhiệt là một thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng rộng rãi trong ngành Nhiệt - Lạnh
(2) - Hai tác giả đã nghiên cứu về các quá trình trao đổi nhiệt - trao đổi chất đối với hai dòng lưu chất

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Gửi bạn

Thân tặng Anh, Bạn Rượu, Bạn Chơi của tôi

Bạn tôi chả thiết làm thơ
Đọc xong chỉ thấy ỡm ờ cho qua
Bạn tôi chả sợ tuổi già
“Đằng nào nó cũng không tha bọn mình”
Bạn tôi nửa cuộc đăng trình
Chữ danh còn nợ, chữ tình còn vơi
Bạn tôi vừa chớm ba mươi
Chung vui gặp mặt tiếng cười giòn tan
Bạn tôi nam bắc dọc ngang
Đèo bòng chút nghĩa, nặng mang chốn này
Ngày nao hai kẻ trắng tay
Uống tan vò rượu để say quên về
Giữa đời có gã ngô nghê
Đi đường vẫn gảy khúc quê khóc ròng
Dù bao chớp bể mưa dông
Bạn tôi cứ vậy rực hồng lửa yêu
Yêu Người yêu biết bao nhiêu
Tìm về quê mẹ thả diều tắm sông

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

Thông điệp về cái Đẹp và Tự do

Thông điệp về Cái đẹp và Tự do là tham luận của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc trong Hội thảo: Thơ Đông Á trong thời đại toàn cầu hóa tổ chức tại làng Manhea, Hàn Quốc.

Khi tôi được mời đến dự Diễn đàn thơ này, tôi biết rất rõ rằng: các nhà thơ Đông Á biết quá ít về nền thơ của chúng tôi. Nếu tôi không muốn nói: họ hầu như không biết gì về nền thơ ca đương đại Việt Nam. Đấy là sự thiệt thòi của không chỉ riêng các nhà thơ Việt Nam mà còn là thiệt thòi của một dân tộc. Có lẽ điều mà các bạn biết về dân tộc chúng tôi là những cuộc chiến tranh liên miên hay là một trong vài nước Cộng sản còn lại trên hành tinh này với những vấn đề của kinh tế, của tôn giáo và nhân quyền. Họ chưa biết được trong máu, trong nước mắt và trong những gánh chịu của dân tộc chúng tôi có một nền thơ của nhân cách con người, của cái đẹp và của khát vọng tự do, cho dù trong một thời gian rất dài nền thơ ấy bị lợi dụng đi ra ngoài bản chất khởi thủy của nó. Bởi thế, sự chia sẻ, sự cảm thông và sự hiểu biết về một dân tộc dù bằng cách nào mà không thông qua nền thi ca của dân tộc đó cũng là một sự thiếu hụt trầm trọng. Sự sâu thẳm của tâm hồn với những nỗi cô đơn của số phận, với những đau đớn của lương tâm và những giấc mơ lộng lẫy chỉ có thể được hiển lộ một cách chính xác nhất bằng thi ca. Bởi như J. Brodsky, nhà thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobel Văn học, đã nói: “Thơ ca là tiếng nói tối thượng của con người”.

Cách đây không lâu, làng Chùa, nơi tôi sinh ra và lớn lên đã tổ chức Ngày thơ Việt Nam trong chính ngôi Đình của mình. Đình là nơi trang trọng nhất của mỗi làng ở Việt Nam từ trước cho đến bây giờ. Ở Việt Nam từ 5 năm nay có tổ chức Ngày thơ vào tuần thứ hai của tháng Giêng. Đó là những ngày đầu tiên của mùa xuân. Nhiều nhà thơ danh tiếng của Việt Nam đã đến làng Chùa cùng với những người nông dân làng Chùa đọc thơ để cất lên tiếng nói của tâm hồn họ. Trong diễn văn khai mạc Ngày thơ đó, một người nông dân đã thay mặt những người làng Chùa viết: “Nói cho cùng, con đường của mỗi con người, mỗi làng quê, mỗi dân tộc đã và đang đi chính là con đường của tinh thần thơ ca. Bởi thơ ca là sự chân thực và là vẻ đẹp của đời sống, là khát vọng, là dâng hiến và là tự do. Mục đích cuối cùng của nhân loại chính là những điều ấy. Với người làng Chùa, những điều ấy chính là Đạo làm người. Vì thế mà người làng Chùa đã lấy việc làm thơ và yêu thơ từ bao đời nay như việc rèn luyện cốt cách của mình. Người làng Chùa lấy Đức làm gốc và lấy Thơ để truyền Đức. Người làng Chùa hiểu sâu sắc rằng: Thơ ca không làm ra lúa vàng, gạo trắng, nhưng thơ ca làm ra giấc mơ cho người gieo trồng. Chỉ có giấc mơ thiêng liêng và lộng lẫy mới giúp con người đi qua được bóng tối của dục vọng và tội lỗi và tìm đến đồng loại để chia sẻ và dâng hiến những vẻ đẹp và những khát vọng sống cho mọi con người”. Tôi nghĩ, khát vọng của những nhà thơ nông dân làng Chùa của tôi cũng có cùng mục đích của Diễn đàn Vai trò của thơ ca Đông Á trong thời đại toàn cầu hoá do Hiệp hội các nhà thơ Hàn Quốc tổ chức.

Một sự thật là cho đến năm 2002, sau khi tập tuyển Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc được xuất bản ở Việt Nam do tôi dịch và giới thiệu với sự tài trợ của Daesan Foundation thì bạn đọc Việt Nam mới có một cái nhìn sâu hơn về thơ ca hiện đại Hàn Quốc. Tập tuyển thơ này gồm năm nhà thơ Hàn Quốc : Ko Un, Kim Chi Ha, Park Je Chung, Kwang Kyu-Kim và Shin Kyung-Rim. Điều quan trọng hơn cả sau khi đọc tập thơ này không phải là những hiểu biết về sự phát triển ngôn ngữ thi ca của một dân tộc nhiều điểm văn hoá tương đồng với dân tộc Việt Nam mà là những gì dân tộc Hàn Quốc đã phải gánh chịu với nước mắt và máu, đã khát vọng, đã đứng dậy và bước đi với lòng quả cảm và giấc mơ kỳ diệu của mình và trở thành một dân tộc Hàn Quốc như bây giờ. Những câu thơ của nhà thơ lớn Ko Un viết về dân tộc Hàn Quốc trong bài Bản kinh Phật khắc trên gỗ đã làm thức tỉnh một điều gì đó thật lớn lao và thật hệ trọng trong chính tâm hồn tôi và nhiều bạn đọc Việt Nam:

Và bây giờ, hãy từ từ khép đôi mắt của người, hỡi mảnh đất Hàn Quốc
Để chìm sâu dưới nước ba trăm năm
Nếu chúng ta không làm được như vậy thì không còn con đường nào khác
Là chúng ta phải chìm xuống nước một nghìn năm

Từ khi nền thơ ca hiện đại Việt Nam ra đời, có thể nói nền thơ ca này mới chỉ cất tiếng nói chính thức của mình trên thế giới khoảng 20 năm nay. Trước năm 1975, Việt Nam nằm trong cuộc chiến tranh với người Pháp và người Mỹ. Suốt một thời gian dài đó, thế giới bị phân chia một cách thô bạo thành hai thành phần: đó là các nước trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và phần bên kia là các nước trong hệ thống Tư bản Chủ nghĩa. Thơ ca hiện đại Việt Nam không có một cơ hội nào xuất hiện ở phía bên kia của thế giới. Nhưng một nửa phía bên này thơ ca hiện đại Việt Nam cũng chỉ xuất hiện như là một dấu mờ nhạt trong những chính sách ngoại giao của hệ thống các Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, chứ không phải là sự tôn vinh vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca. Tác phẩm của một số rất ít các nhà thơ hiện đại Việt Nam được xuất bản ở Liên Xô cũ, ở Cộng hoà Dân chủ Đức, ở Tiệp Khắc…Thực sự, sự xuất hiện của thơ ca hiện đại Việt Nam lúc đó không để lại dấu vết gì trong bạn đọc của các nước đó. Những tác phẩm thơ ca đó chỉ là những tác phẩm minh hoạ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ít nhiều ẩn giấu trong đó màu sắc của một cuộc chiến tranh lạnh đầy thù địch và phi văn hoá của con người. Thơ ca hiện đại Việt Nam lúc đó đã không thực hiện đúng bản chất sứ mệnh chân chính của thơ ca. Trong khi đó, các nhà thơ hiện đại và bạn đọc Việt Nam cũng không biết gì về thơ ca của các dân tộc khác trên thế giới. Họ không biết đến thơ Nhật Bản, không biết đến thơ Hàn Quốc, không biết đến thơ Mỹ, thơ Tây Ban Nha, thơ Ai-len… Bởi trong chiến tranh lạnh kéo dài hàng thập kỷ, ngay cả thơ ca của những nước trong hệ thống tư bản cũng bị coi là sản phẩm của một lối sống phương Tây thực dụng. Và Việt Nam trong mắt nhiều người trên thế giới là đất nước của chiến tranh chứ không phải đất nước của một nền văn hoá trong đó có thơ ca.

Chỉ đến những năm cuối cùng của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nghĩa là khoảng gần 30 năm trở lại đây, thơ ca hiện đại Việt Nam bắt đầu mới xuất hiện trước bạn đọc của nhiều nước trên thế giới. Nhưng sự xuất hiện này là xuất hiện của những giọng nói số phận con người trước chiến tranh, trước thù địch, trước bóng tối của tội ác, trước những giấc mơ về tự do và những khát vọng về một thế giới thanh bình. Thơ ca hiện đại Việt Nam trước hết xuất hiện trước công chúng Mỹ, một nước vốn là kẻ thù của người Việt Nam trong một thời gian dài. Cho đến bây giờ tôi vẫn cho rằng: sứ giả hoà bình đầu tiên của dân tộc Việt Nam đến Mỹ sau mấy chục năm chiến tranh giữa hai dân tộc chính là những bài thơ và những nhà thơ Việt Nam. Người Mỹ đã nhìn lại dân tộc Việt Nam như một dân tộc của văn hoá và thơ ca chứ không phải là một đất nước của chiến tranh và của một nước Cộng sản. Và chỉ thông qua những nhà thơ Việt Nam cùng tác phẩm của họ, người Mỹ và các nước không cùng hệ thống chính trị khác trên toàn thế giới mới nhận biết được dân tộc chúng tôi. Những người Mỹ đã từng ủng hộ Chính phủ Mỹ trong chính sách cấm vận Việt Nam bắt đầu nhận thức lại dân tộc chúng tôi. Họ nhận thấy sự tương đồng trong những vẻ đẹp đời sống và khát vọng thẳm sâu của con người Việt Nam về thế giới này qua những bài thơ của các nhà thơ hiện đại Việt Nam đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ. Và Mỹ, theo thống kê của tôi, đã trở thành nước trên thế giới giới thiệu có hệ thống và nhiều nhất nền thơ ca hiện đại của Việt Nam cho bạn đọc Mỹ. Đặc biệt là những bạn đọc Mỹ trong hệ thống các trường đại học ở Mỹ. Mấy năm gần đây, thơ ca hiện đại Việt Nam đã bắt đầu được giới thiệu có hệ thống trên một số tạp chí thơ ca và phê bình của Hàn Quốc. Việc tôi được mời đến đây tham gia diễn đàn cho thấy ý thức của những người tổ chức diễn đàn về sứ mệnh của thơ ca của dân tộc này đối với một dân tộc khác.

Thế gian chưa bao giờ ngừng máu chảy và nỗi thù hận. Nhưng con người của thế gian mỗi ngày thêm gần nhau hơn, họ đang tạo ra một cộng đồng rộng lớn hơn với một nền văn hoá đa bản sắc và đầy tính nhân bản. Sự khác biệt về chính trị, về luật pháp hay phong tục của các dân tộc trên thế gian có thể sẽ mãi mãi còn. Nhưng sự thống nhất về tương lai của thế giới trong khát vọng và ý thức của chúng phải được đồng nhất hoá: đó là sự công bằng của con người, tính nhân bản của con người và khát vọng tốt đẹp của con người. Các chính trị gia còn rất ít người nghĩ đến điều đó một cách cụ thể, nhưng các nhà thơ đã và đang làm điều đó một cách bền bỉ từ khi thơ ca xuất hiện trong thế giới loài người. Kể cả khi các nền thơ ca chưa được ký tự hoá bằng chữ viết của dân tộc họ và cả khi một nền thi ca nào đó bị đàn áp bởi các Nhà nước độc tài.

Thơ ca các nước Đông Á là một phần thơ ca của nền văn hoá phương Đông. Sự huyền diệu của nền văn hoá này nói chung và sự huyền diệu của nền văn hoá các nước Đông Á đang càng ngày càng lan toả trong một thế giới quá nhiều lý trí và bị hệ thống hành chính của đời sống hậu hiện đại công nghiệp làm cho thô cứng. Cái tận cùng của lý trí nhiều lúc quá thô thiển sẽ là sự đổ vỡ tâm lý và làm giới hạn con mắt thứ ba của con người. Bởi đời sống, kể cả trong cái chết và sự bất động trong một hình thức nào đó, cũng luôn luôn là sự vô tận chứa đựng và luôn luôn mở ra những bí ẩn kỳ diệu. Tôi chưa biết nhiều đến thơ Hàn Quốc ngoài một số tác phẩm của 5 nhà thơ Hàn Quốc mà tôi đã đọc và đã dịch. Nhưng những gì tôi đọc được đã cho tôi nhận thấy con đường của nhân loại trong những tác phẩm thơ ca đó. Xuyên qua máu chảy, xuyên nước mắt, xuyên qua những dị biệt và sự thù hận và xuyên qua chủ nghĩa vật chất của đời sống hiện đại là con đường của những vẻ đẹp tinh tế và những tư tưởng thẳm sâu, đôi khi nó mơ hồ như sự mở cánh của những bông hoa trong giá lạnh ở ngoại ô Seoul mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một người Việt Nam chúng tôi, đã nhìn thấy trong những bài thơ Thiền của nhà thơ Ko Un. Và thế giới, tôi thấy, không có cách nào cảm nhận được con đường thực sự của nhân loại bằng cách cảm nhận đó. Và thơ Đông Á nói riêng đã và đang cho thế giới một cách cảm nhận về con đường của mình.

Thơ ca Đông Á nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung đã và đang mang lại cho thế giới một sự cảm nhận cần thiết và chính xác về chính đời sống của mình và nỗi sợ hãi về sự tàn lụi của đời sống con người. Sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người là sự tự nở hoa trong tâm hồn của chính con người. Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa đó. Toàn cầu hoá không phải là sự thống nhất về hệ thống chính trị hay kinh tế của mọi dân tộc trên thế giới. Bởi thơ ca không bao giờ làm được điều đó. Khi thơ ca chạm vào điều đó thì bản chất của nó ngay lập tức bị huỷ diệt. Có một thời gian dài ở Việt Nam, những người kiểm duyệt luôn luôn tìm kiếm những ý đồ phản kháng trong các tác phẩm thơ của các nhà thơ Việt Nam. Và tôi đã phải nói với một số chính khách Việt Nam rằng: dù có cung cấp vũ khí và đô la cho tất cả các nhà thơ, nhà văn Việt Nam thì họ cũng không biết làm thế nào để lật đổ Chính phủ được. Sứ mệnh của thơ ca trong toàn cầu hoá là sự lan toả của thế giới tâm linh trong mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đó không phải là sự thống nhất tôn giáo. Nó cao hơn mọi tôn giáo. Đó là sự lan toả của vẻ đẹp huyền diệu và sự tĩnh lặng vô tận trong tâm hồn con người. Tôi muốn đưa ra một ví dụ cụ thể hơn và đơn giản hơn rất nhiều; đó là những Vườn Nhật Bản trong những gia đình ở Mỹ và một số nước châu Âu mà tôi nhìn thấy. Sách hướng dẫn làm những khu vườn như thế này được xuất bản nhiều hơn ở các nước đó. Đó không phải là một thú chơi. Đó là sự cảm nhận về cái tĩnh lặng của tâm hồn. Toàn cầu hoá là sự chia sẻ, sự hoà đồng và sự nhận thức về sự chia xẻ và hoà đồng đó.

Trong bài viết sơ lược và ngắn ngủi này, tôi không có tham vọng gì hơn là bày tỏ một phần trong sự nhận thức của mình về sứ mệnh thơ ca của từng nhà thơ, thơ ca của từng dân tộc và thơ ca của từng khu vực đối với đời sống tinh thần của nhân loại đang có quá nhiều thách thức và nguy cơ bị hoang hoá. Và qua đây, tôi cũng bày tỏ ý thức của những nhà thơ chân chính Việt Nam, một đất nước mà những ngày của hoà bình quá ít ỏi trong hơn 10 thế kỷ qua. Một đất nước đã luôn luôn tìm mọi cách loại bỏ chiến tranh và từ bỏ hận thù để mang văn hoá nói chung và thơ ca của mình nói riêng đến với con người. Nhưng nó cũng bị những thế lực phi văn hóa chống lại và nhiều lúc làm cho chảy máu.

Nguyễn Quang Thiều

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Trịnh Công Sơn: người lắng âm vọng nhân sinh

Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.
Trong chuyên luận "Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật" (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008), nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc đã xác quyết: "Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước hết, người nhạc sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình".
Diễn đạt theo cách khác, nhận định trên đã chạm tới một điều mà hầu hết những người đã từng (hoặc sẽ) viết về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đều chia sẻ: đặt giai điệu sang một bên, thì phần ca từ trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn chính là những thi phẩm đích thực. Cái thế giới thi ca mang đậm tính siêu hình của ông mở ra trước mắt chúng ta một hồn người, và qua đó, cả một thời đại đầy biến động.

Bước vào thế giới thi ca ấy, ta sẽ có dịp nhìn trở lại thực tại bằng chính cái nhìn mà thi nhân đã hướng về thực tại. Và thêm nữa, ta sẽ có thể nắm được thực tại bằng chính những âm vọng mà thi nhân đã nghe ra từ thực tại, theo một cách thật đặc biệt của riêng ông.

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất và nhiều thành tựu nhất của Trịnh Công Sơn, không hồ nghi gì nữa, là những năm tháng chiến tranh. Sống trong lòng cuộc chiến, dẫu có căm ghét và chối bỏ nó đến đâu, ông vẫn phải chịu đựng sự hiện hữu của nó. Những tập "Ca khúc da vàng", "Phụ khúc da vàng", "Kinh Việt Nam", "Ta phải thấy mặt trời" chính là những trải nghiệm đau thương mà chiến tranh đã in hằn trên cuộc đời và trong tâm hồn ông.
Tiếng súng nổ, tiếng đại bác gầm, tiếng mẹ khóc con tử nạn, tiếng người hấp hối... đó là những âm thanh thảm khốc mà không một người Việt Nam nào sống ở thời ấy không nghe ra. Chúng cũng ngập đầy trong các ca khúc về đề tài này của Trịnh Công Sơn. Nhưng, đôi khi chúng vang lên thật lạ lùng: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố/ Người phu quét đường/ Dừng chổi đứng nghe/ Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng/ Đại bác như kinh không mang lời nguyện/ Trẻ thơ quên sống/ Từng đêm nghe ngóng... Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng/ Đại bác nghe quen như câu dạo buồn/ Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương" (Đại bác ru đêm).
Tiếng đại bác trong thính trường của Trịnh Công Sơn - ít ra là ở ca khúc này - không hề mang vẻ hăm dọa khủng bố. Trái lại, nó có giai điệu, nó du dương, nó gần gụi và quen thuộc, nó gắn liền với đời sống và tạo thành nhịp sống của con người! Nhạc sĩ - thi sĩ họ Trịnh định làm lạ hóa cảm nhận của công chúng bằng cách nói ngược chăng? Không phải.
Bằng "cái nghe" riêng có của mình, ông đã bóc lộ một sự thật tàn nhẫn: chiến tranh làm mòn mỏi, làm đờ đẫn, làm mụ mị, làm tê liệt con người; con người bị đẩy vượt lên trên nỗi sợ, con người đánh mất cảm giác sợ hãi trước tiếng gầm của đại bác, con người chỉ còn là những tấm bia thịt vô tri mà đạn pháo có thể “viếng thăm” bất cứ lúc nào!
Chiến tranh, chết chóc, thịt nát xương tan đã để lại vết tích trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những hình ảnh đau đớn: "Một chiếc xe tang/ trái mìn nổ chậm/ người chết hai lần/ thịt da nát tan" (Ngụ ngôn mùa đông), "một buổi sáng mùa xuân/ một đứa bé ra đồng/ đạp trái mìn nổ chậm/ xác không còn đôi chân", "người con gái chợt ôm tim mình/ trên da thơm vết máu loang dần" (Người con gái Việt Nam da vàng) v.v...
Sự sống trở nên quá đỗi mong manh trong guồng máy chiến tranh. Lằn ranh giữa sinh và tử của đời người trở nên vô nghĩa như một tiếng cười nhạo. Thực tại ấy, được thêm sức đẩy của ngọn triều tư tưởng về cái phi lý từ Âu - Mỹ tràn sang, đã đưa Trịnh Công Sơn tới rất gần quan niệm về sự hư ảo của nhân sinh và những nỗi đau khổ khôn cùng của phận người - như nó từng được thể hiện đậm đặc trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở thế kỷ XVIII. Ông luôn nghe thấy những âm thanh của một thứ định mệnh tàn nhẫn đè nặng lên thân phận con người: "Nghe xót xa hằn lên tuổi trời/ Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi/ Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người" (Gọi tên bốn mùa). Ông đặc biệt nhạy cảm với những tiếng gọi của trăm năm - hư vô - cái chết: "Đêm ta nằm bóng tối che ngang/ Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm/ Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm/ Đêm nghe trời như hú như than/ Ta nghe đời như có như không/ Còn lại mình, đời bồng bềnh, đời buồn tênh" (Còn có bao ngày).
Khi hắt cái nhìn từ Kinh Thánh lên hạt bụi - người, ông nghe thấy: "Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi" (Cát bụi). Tiếng động không được gọi tên, song nó chẳng hề mơ hồ: đó là tiếng thời gian cầm canh đưa người từ bờ sống sang bờ chết, đó là tiếng chuông gọi hồn đều đều nhẫn nại! Bởi thế, không khó hiểu khi chợt bắt được một âm thanh rất đỗi bình thường của đời sống thực - tiếng ru - ảo giác về cái chết của chính mình đã ập đến với ông: "Về trong phố xưa tôi nằm/ Có lần nghe tiếng ru bên vườn/ Chợt như xác thân không còn/ Và cạnh tôi là đồng vắng" (Lời thiên thu gọi).
Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.
Chắc chắn rằng không có mấy nhạc sĩ, thi sĩ Việt nghe được tiếng của thời gian theo cách mà ông đã nghe: "Từng lời tà dương là lời mộ địa" (Một cõi đi về) - đó là tiếng hấp hối của một ngày; "Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm tới/ Nghe tiếng hư không" (Nghe những tàn phai) - đó là âm thanh vô vị và "rỗng nghĩa" của sự chuyển tiếp thời gian.
Và, nếu mùa thu với sắc nắng vàng đã làm say đắm bao tâm hồn nghệ sĩ khác, họ chờ đón "những mùa thu tới", thì Trịnh Công Sơn lại chỉ thấy "những mùa thu đi", ông nghe ra ở sự đi của những mùa thu ấy cái chết của thời gian và sự chết dần của đời người: "Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng" (Nhìn những mùa thu đi).
Một cách tất yếu, như là định mệnh, con người hướng theo tiếng gọi của cái bản năng chết ấy sẽ phải là một con người cô đơn, tuyệt đối cô đơn, bất chấp ý chí muốn nối kết với đời sống, với tha nhân của chính anh ta. Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trường của con người ấy đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hoặc bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là tiếng hát: "Chiều chủ nhật buồn/ Nằm trong căn gác đìu hiu/ Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/ Trời mưa trời mưa không dứt/ Ô hay mình vẫn cô liêu" (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trưa: "Về trên phố cao nguyên ngồi/ Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/ Chợt như phố kia không người/ Còn lại tôi bước hoài" (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng lục lạc bò: "Đàn bò vào thành phố/ Reo buồn tiếng hạt chuông/ Một người vào thành phố/ Nghe hồn lạnh giá băng" (Du mục). Đó là tiếng mưa như "lời ru miệt mài/ ngàn năm ngàn năm" trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mưa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột như một tiếng thở dài của thi nhân trước nỗi cô đơn trên nhân thế.
Đến đây, tôi muốn nói thêm một cảm nhận chủ quan của mình: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dường như Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mưa. Không phải chỉ vì mưa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mưa nhiều khi được ông dùng như một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mưa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: "Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ" (Diễm xưa), "Lá hát như mưa suốt con đường đi" (Em còn nhớ hay em đã quên) v.v...
Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà người nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Cô đơn cũng chính là trạng thái lý tưởng để người nghệ sĩ có thể tập trung mài sắc các giác quan, nắm bắt chuẩn xác từng chuyển động tế vi nhất của thế giới. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: "Đêm nghe gió tự tình/ Đêm nghe đất trở mình vì mưa/ Đêm nghe gió thở dài/ Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/ Đêm nghe thân xác mịt mùng/ Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa" (Nghe tiếng muôn trùng).
Đi tới cùng của cô đơn, Trịnh Công Sơn rút gọn toàn bộ thế giới vào chính bản thân mình, ông nghe từ chính mình những âm vọng bi thiết của nhân sinh: "Đôi khi ta lắng nghe ta/ Nghe sóng âm u/ Dội vào đời buốt giá/ Hồn ta gió cát phù du bay về/ Đôi khi trên mái tình ta/ Nghe những giọt mưa/ Tình réo tình âm thầm/ Sầu réo sầu bên bờ vực sâu" (Tình xa). Ông nghe được cả những sóng cồn bão dông trong im lặng: "Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài/ Bao đêm đã qua/ Im lặng của người tôi đã lắng nghe/ Im lặng của tôi... Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài/ Sau cơn bão qua/ Im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe).
Và đây nữa, một âm thanh - âm thanh zero - mà Trịnh Công Sơn đã nghe ra từ nhịp đập của chính trái tim mình, trái tim của một người Việt Nam biết thổn thức biết xót xa trước những biến cố đau thương đang diễn ra hàng ngày trên đất đai xứ sở, trên cuộc đời người Việt: "Giọt nước mắt quê hương/ Ôi còn chảy miên man/ Ôi dòng nước mắt chảy hoài/ Dòng nước mắt đời đời/ Dòng nước mắt thương ai/ Ôi dòng nước mắt trong tim/ Chảy lai láng vào hồn/ Nửa đêm gọi đến mình" (Giọt nước mắt cho quê hương).
Tận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận đầy giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu buồn. Buồn, đó cũng là chủ âm trong ca từ của ông. Bởi lẽ, ở một phương diện nào đó, dường như cái tạng sẵn có của Trịnh Công Sơn không hợp với những vui vẻ hời hợt. Thượng đế đã bắt (hay đã ban?) cho ông sứ mệnh của kẻ có thể lắng trong mình những âm thanh u uất, những tiếng nói tang thương từ cõi người và cõi đời rồi chưng cất chúng thành những ca từ buồn và đẹp.
Bằng những ca từ ấy, nhạc sĩ - thi sĩ tài hoa họ Trịnh đã cho ta thêm một cách thế để nghe sâu hơn tiếng vọng nhân sinh, để tự mở rộng biên độ của suy tưởng và cảm xúc, và từ đó, để gắn bó thân thiết hơn với cuộc đời mà mỗi người đang sống - như chính ông từng kêu gọi: "Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người/ Còn cuộc đời ta cứ vui" (Để gió cuốn đi). Một điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: đó sẽ là di sản không bao giờ bị mất giá của Trịnh Công Sơn.

Hoài Nam _ ANTGGT số 7 (2008)

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2009

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Dấu yêu ơi! Bức tranh Tình của người đàn bà Đẹp

Sau những chờ đợi vì bưu điện chuyển phát quá chậm, cuối cùng tôi cũng có trên tay tập thơ thứ hai của Vũ Thị Minh Nguyệt: Dấu yêu ơi. Tôi hồi hộp đọc tập thơ này, với mong chờ sự khác biệt so với tập thơ đầu tiên của chị, và tôi cũng không phải thất vọng với sự chờ đợi của mình.
Đề tài xuyên suốt tập thơ này là tình yêu với những tâm trạng trái ngược của nó. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả của chúng ta là một người phụ nữ đẹp, một vẻ đẹp dung dị, chân chất của người con gái quê hương Thái Bình. Vẻ đẹp đó đã được chị mang vào thi ca với những câu như thế này:
Em muốn hôn anh bằng đôi môi của một người tình
Bằng khắc khoải tháng năm, bằng đợi chờ hy vọng
Bằng nhịp thở, bằng tình yêu tràn trề nhựa sống
Hoang dại, nguyên sơ…
Trong Dấu yêu ơi, tôi thấy hình ảnh một người thôn nữ, chân trần lang thang qua những đồng thơm rạ lúa mỗi sớm ban mai, những dòng sông đôi bờ cát trắng, những cơn mưa nhè nhẹ lúc hoàng hôn. Ở đâu nàng cũng thấy sự yêu thương, ve vuốt, lời gọi mời của thiên nhiên, đặc biệt là Trăng:

Ta bay lên cùng vầng trăng dịu êm
Ngàn sao rủ nhau trải chiếu mềm
Mơn man gió kể ngàn câu chuyện
Dòng sữa bạc loang loang
man mát trên mình
Người thôn nữ này là một người khao khát cuộc sống, và nàng luôn tìm kiếm một tình yêu, thứ tình yêu giản dị, chân phương, đúng với tính cách của nàng. Với tình yêu, nàng có thể thao thức, có thể sống bản năng và dâng hiến tất cả:
Thả người đàn bà vào hoang dại của đêm
ngu ngơ tìm hương bông hoa lạ
Con mèo cái động tình, tiếng dế râm ran,
trăng rơi rơi kẽ lá
Ve vuốt ngọt ngào, lãng đãng ngọn gió xa
Đôi khi, nàng tưởng tượng nếu cuộc đời nàng không có tình yêu, cũng như không có một chút gì lãng mạn, bay bổng, và đặc biệt là không có Anh, thì sẽ đáng sợ đến mức nào. Có lẽ nàng chẳng muốn sống nữa:
Không có anh không có đam mê
Không có những vần thơ như lửa
Không thể dối mình em đang nhớ
Trốn đi xa,
không thoát nổi chính mình!

Là một người phụ nữ mẫn cảm và đầy đam mê, nàng cũng có như phút giây yếu lòng, chao đảo trước tấm chân tình của một người đàn ông. Nàng mong ước có một tổ ấm hạnh phúc, với những đứa con thơ bé bỏng đang chờ đón. Nàng đã phải “tự thú” với lòng mình:
- Anh là mùa thu xôn xao đến vậy
Anh là rượu nồng, em lỡ uống rồi say…
- Có một chút bình yên
quây quần bên bếp lửa
Có một bầy trẻ nhỏ
đang nô đùa chờ cơm
Thế nên, khi bị Tình yêu ruồng bỏ, khi biết người đàn ông mà mình yêu chân thành hờ hững, bỡn cợt, nàng cũng đau đớn lắm:
Ném tình yêu cho một kẻ khát khao
Nhớ anh đến tận cùng hơi thở
Tiếng cốc rơi như trái tim tan vỡ
Mảnh vụn nào găm trả lại cho anh?
Cái đau đớn, đắng cay khôn cùng như ly rượu đã rót đầy mà không thể uống:
Rượu đã rót rồi thì phải uống
Ngả nghiêng say cho buồn tả tơi buồn
Uống rượu vào và ngắm trăng suông
Đêm buông xuống đàn sao rơi rụng
Rồi cũng vì quá yêu người tình mà nàng phát điên lên khi thấy người ấy cười nói, vui vẻ bên người khác, để rồi ghen tuông, rất bản năng, rất đàn bà:
Đã biết là em ghen
Sao anh tài hoa thế
Si mê bao nhiêu kẻ
Đâu mình em ngẩn ngơ
Thế mà khi cơn bão lòng qua đi và đến lúc kịp trấn tĩnh lại, nàng mới chợt nhận ra:
Tạm biệt nỗi buồn, day dứt đớn đau
Có đổi thay sau bao lần vấp ngã?
Nếu được làm lại từ đầu… tất cả
Lại dỗi hờn, lại nhung nhớ, lại yêu…
Vì yêu, vì đam mê dâng hiến đến tận cùng hơi thở, sự sống cho tình yêu mà nàng có thể:
- Nổ tung hai quả tinh cầu
Để tan vĩnh viễn trong nhau một lần
- Cũng đành yêu chết thì thôi
Ngày tình nhân chợt viết lời… khát khao
Cái “tan vĩnh viễn trong nhau”, cái “yêu chết thì thôi” dễ gì những người khác đã làm được. Tại sao nàng lại dám yêu đến mức như vậy? Vì nàng luôn tin rằng:
Bởi em tin tình yêu không có tuổi
Như trăng diệu huyền, dát bạc giữa trời khuya!
và:
Bởi em biết anh là người tình sau chót
Em chẳng thể nào yêu ai khác ngọt ngào hơn!
Dấu yêu ơi là một bức tranh tình bằng thơ ca. Ở đây, tác giả không dùng bút màu hay khung tranh để vẽ những cảnh đẹp của thiên nhiên, của đất trời, con người mà dùng ngòi bút văn chương để vẽ lên hình hài của Tình yêu, của sự vật xung quanh với những gam màu sáng tối. Tác giả đã vẽ nó bằng một trái tim yêu thương và tâm hồn rộng mở, bao dung trước cái Đẹp muôn thuở của cuộc đời.
Nếu một mai kiệt sức qụy bên đường
Em vẫn mang theo gương mặt anh rạng rỡ
Mùa thu reo chấm nắng vàng sớt lửa
Pha bột màu thương nhớ vẽ trời yêu!
Tuy nhiên, Dấu yêu ơi vẫn còn có những khiếm khuyết. Đâu đó trong tập thơ, tôi đã nhận ra sự gắng gượng của tác giả. Chính sự gượng ép này mà tập thơ đôi chỗ bị xơ cứng về cảm xúc, khiến cho nhiều bài thơ bị ép vần, không đúng như tình cảm chân thật của nó. Một điều dễ nhận thấy nữa, đó là sự non tay ở khâu biên tập, vì còn một số bài thơ ở tập thơ trước còn đọng lại, và một lối trình bày rườm rà, dông dài khi có quá nhiều những cảm nhận (comment) hay những bài thơ dịch (mà không có nguyên gốc) xen lẫn vào, làm giảm đi hứng thú của độc giả khi đọc tập thơ. Nhưng dù sao, như tác giả đã bộc bạch: “Là người làm thơ, Minh Nguyệt đâu có ao ước nhiều. Chỉ mong có một chút gì để lại trong lòng bạn đọc. Hai tập thơ Vũ điệu của Trăng và Dấu yêu ơi như hai đứa con tinh thần được sinh ra từ chính những yêu thương của cuộc đời. Là một người học tự nhiên lại làm về tài chính, thơ của Minh Nguyệt giản dị như cánh đồng đêm trăng, như mùi rơm thơm của lúa vừa mới gặt…” thế nên, những gì đã làm được qua tập thơ đã toại nguyện được mong muốn của tác giả. Đối với cá nhân tôi, trong thời đại này, làm được thơ, viết được những điều mình trăn trở, tâm đắc, những trải lòng với cuộc sống đang hiện hữu đã là rất đáng quí, đáng khích lệ.
Vì vậy, Dấu yêu ơi xứng đáng được bạn bè gần xa đón nhận với tất cả những thương yêu, nâng niu và trân trọng.

Hà Nội, một ngày cuối đông năm 2008

TRỊNH QUỐC DŨNG

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

Nguyễn Bính, người đồng hành cô độc


Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn... Không hiểu sao, từ bé tôi đã rất thích nghe hai câu thơ này, nhưng không biết là của tác giả nào viết, chỉ nhấn nhá đọc theo, rồi thuộc cả bài hát được phổ nhạc từ bài thơ "Cô hàng xóm" này. Về sau mới được biết những câu thơ đó là của Nguyễn Bính, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có nhiều bài thơ, nhiều câu thơ ám ảnh tôi rất lâu, không dứt ra được. Có thể nói, ông là nhà thơ "chân quê" có một không hai trong lịch sử văn học nước ta. Tôi cam chắc rằng, còn có rất nhiều bài thơ, câu thơ của ông sẽ tồn tại rất lâu, rất lâu nữa trong tâm hồn mỗi người Việt chúng ta.

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Nguyễn Bính, trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết về ông của nhà thơ Ngô Minh (Huế).

------------------------------------------------------------

NGUYỄN BÍNH - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH CÔ ĐỘC

Đúng là ông luôn hiện lên trong chúng ta, bên chúng ta, cùng tỉ tê chia sẻ nỗi niềm trong một đêm mưa, một ánh lửa chài, trong dáng sông bóng núi. Có ông bên những người tha phương. Có ông bên những người Việt tuổi đang yêu từ những năm 1939 cho đến tận hôm nay. Thơ Nguyễn Bính hay như thế , nhưng một thời được cho là "lãng mạn tiêu cực", "tiểu tư sản" không được in và phổ biến. Mãi đến khi đất nước thống nhất , thơ Nguyễn Bính được xuất bản , nhiều bạn trẻ mới được đọc . Nhưng trong sổ tay anh Ngô Tấn Ninh , người anh trai yêu thơ của tôi ở làng biển Thượng Luật những năm 60 của thế kỷ trước vẫn chép đầy thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...Anh tôi giấu cuốn sổ thơ ấy kỹ lắm và thường anh chỉ đọc, ngâm nga trong các cuộc rượu bạn bè .

Tôi lớn lên , sổ tay thơ cũng chép đầy thơ Nguyễn Bính - những "Lỡ bước sang ngang", "Cô lái đò", "Cô hái mơ", "Tương tư", "Chân quê", "Người hàng xóm"," Giời mưa ở Huế"," Hành phương Nam".v.v.. Không hiểu mình thành chàng trai trước hay thuộc thơ tình Nguyễn Bính trước ! Thật biết ơn ông anh trai si thơ!

Con gái Hà Nội, con gái tỉnh Nam xưa thuộc Kiều và thuộc cả tập thơ "Lỡ bước sang ngang". Nhà thơ của chúng ta đồng hành với ông thợ cắt tóc, với cô lái đò, các cô gái ngoại ô bơi thúng hái rau bên sông Tô Lịch cho đến các bà các cô trong phòng khuê nhung lụa. Nhà văn Chu Văn kể câu chuyện về Nguyễn Bính và cô lái đò bên bến sông Châu tên Thoa thật cảm động. Nguyễn Bính hàng ngày đi chợ vẫn nhờ đò cô đưa sang. Cô lái không lấy tiền. Và hình như thi sĩ cũng có tặng cô thơ, nên cô rất quí ông. Khi nghe tin Nguyễn Bính mất, cô Thoa đã nấc lên nghẹn ngào, gục mặt lên mái chèo." Ước chết thay cho thi sĩ !" Thế mới biết thơ thật diệu kỳ. Qua thơ, nhà thơ đến với mọi người như một người cật ruột, tin tưởng, gửi gắm.

Có lẽ vì có nhiều người đọc, nhiều người thuộc nên Nguyễn Bính là trường hợp nhà thơ hiện đại duy nhất thơ có nhiều dị bản. Khi Nguyễn còn sống, đã có nhiều bài thơ bị in nối dài thêm khổ, thêm câu. Trong Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học, 1986), chỉ riêng 60 bài thơ tuyển từ các tập thơ trước 1945, đã có 24 trường hợp có các đoạn thơ, câu thơ, chữ thơ có các bản in khác nhau, ấy là thơ đã tự nối dài cuộc đời, tự hóa thân để đồng hành được với nhiều tâm trạng. Có một Nguyễn Bính si tình - lại có một Nguyễn Bính thi sĩ của cuộc kháng chiến. Bài hát "Tiểu đoàn 307" phổ thơ Nguyễn Bính từ Nam Bộ chống Pháp đã cùng hành quân với các binh đoàn trong cả nước cho tới những ngày chống Mỹ thắng lợi với giọng hát liêu trai của ca sĩ Quốc Hương.

Đồng hành thân thiết với nhiều thế hệ, nhưng Nguyễn Bính lại là một người cô đơn, cô độc. Ông cô độc cả về cảnh ngộ và tâm trạng thi sĩ , là một lữ khách giang hồ lên Bắc vào Nam. Chỉ trong vòng 15 năm, từ 1939 đến 1954, theo địa danh ghi dưới các bài thơ Nguyễn Bính đã "lăn lóc có dư mười mấy tỉnh" Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vinh, Huế, Sài Gòn, lục tỉnh miền Đông. Ông đi và sống được nhờ lưng vốn thơ với tâm tình độc giả mến mộ. Rồi ở trọ một mình, xê dịch một mình. Hồi vô Sài Gòn năm 1939, có lúc phải mà cả ngã giá bán từng câu thơ đăng báo để kiếm sống. Tiền thì ít nhưng "Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết/Ngày mai ra sao rồi hãy hay ... (Hành phương Nam). Tiền không có những vẫn trọng thơ hơn tiền, coi khinh bọn định giá văn chương. Theo lời kể của ông Hoàng Tấn (dẫn theo Hà Đình Nguyên- Báo Thanh Niên), ông chủ bút tờ Dân Báo đặt Nguyễn Bính một bài thơ để đăng trên số đặc biêt Tết Giáp Thân (1944). Ông chủ bắt Nguyễn Bính phải sửa đi sửa lại hai câu cuối đến ba lần. Khi báo in ra, Nguyễn Bính đến đòi nhuận bút. Ông chủ báo đưa 10 đồng, Nguyễn Bính chê ít, không nhận. Ông chủ báo nói:" Với các văn sĩ nổi tiếng khác, tôi trả cao lắm cũng chỉ 5 đồng..." Nguyễn Bính lập tức ném xấp tiền xuống đất rồi ra về. Ngày chiều hôm đó, tòa soạn phải cử người đến xin lỗi và đưa cho Nguyễn Bính 50 đồng ! Túng tiền, Nguyễn Bính còn bò ra năm ngày chép tay tập thơ Lỡ bước sang ngang với chữ ký của mình để "bán đấu giá"... Kiếp giang hồ, nhiều khi nhà thơ bơ vơ nơi sông khách :

Quê người đứng ngắm mây lưu lạc
Bến cũ nằm nghe sóng lỡ làng

Có lúc đơn chiếc đến tê dại trên sân ga:

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly

Nguyễn Bính yêu nhiều, yêu si mê, đã hiến cho tình yêu nhiều bài thơ đặc sắc, nhưng ông mãi mãi là người cô đơn trong tình yêu. Nhà văn Tô Hoài kể rằng, ngày trước, Nguyễn Bính đi đâu cũng kè kè cái hộp sắt tây. Loại hộp bánh bích quy, nhưng không đựng bánh mà đựng toàn thư tình, thơ tình. Nguyễn Bính thỉnh thoảng lại mở ra đọc, ngắm rồi lại vuốt lại, xếp lại, đêm ngủ thì gối cái hộp trên đầu. Thì ra những bức thư, là thư tình cũ của các cô nương luôn thề non hẹn biển, có lúc dọa cắt tóc đi tu hay uống thuốc phiện, dấm thanh cho chết (!), nhưng chẳng ai chịu "ăn đời ở kiếp" với nhà thơ nghèo khó ! Nguyễn Bính cắp cái hộp đựng tình yêu cũ ấy đi từ Bắc vào Nam như là một bảo vật ! Ông đi cô độc giữa cái mê hồn trận cay đắng ấy, để rồi chạm đến là ngân thành thơ. Một thứ thơ nồng nàn mà se xiết phận người ! Ông như người sinh ra cho những duyên kiếp lỡ làng, ông là sự dấn thân cho thơ, cho cái đạo thơ !
Trong hồi ký "Cát bụi chân ai", Tô Hoài kể rằng, thời kỳ Nguyễn Bính làm báo Trăm Hoa ở Hà Nội (1956) có một người con gái đã đến với ông. Họ có với nhau một mụn con đặt tên là Hiền. Rồi hai người xa nhau. Cô gái mang cậu con trai đến trả cho Nguyễn Bính! Ngày ngày nhà thơ ẵm vác cậu bé một bên vai, như mèo tha con. Một tối kia, Nguyễn Bính say rượu bế con thẫn thờ ra phố. Rồi không hiểu sao, trong vô thức nhà thơ lại trao con cho một người đàn ông xa lạ đang đi tới. Trở về, cơn say vật Nguyễn Bính thiếp đi. Quá nửa đêm quờ tay không thấy con, lật đật chạy đi kêu cứu bạn bè, mặt mày tái nhợt. Mọi người đổ đi tìm khắp thành phố, đi báo nhờ Công an tìm....Nhưng, đứa con ấy ba chục năm ròng vẫn không tìm thấy...Ôi, cuộc đời nhà thơ sao mà đau khổ, thương tâm thế !

Nguyễn Bính - Người đồng hành cô độc tuyệt vời của chúng ta sinh năm 1918, nếu còn sống, năm nay vào tuổi 90. Ông mất 8 giờ sáng 29 ( lấy 30) tết Ất Tỵ, tức ngày cuối cùng của năm Bính Ngọ (20-1-1966). Con người tài tử, từng giang hồ mưa gió bốn phương ấy lại thổ huyết chết trong vườn nhà một người bạn tên là Tân Thanh ở xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Buổi sáng đó, Nguyễn Bính ăn sáng xong ăn xong , vắt chiếc khăn mặt lên vai, thủng thỉnh ra ao rửa ráy, rồi trúng gió gục đầu thổ huyết bên bờ ao chỗ gốc mít. Lạ thật ! Cuối năm 2007, trong đợt về thăm thành phố Nam Định, tôi đã cùng người bạn thân nhạc sĩ Huy Tập về làng Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, Vụ Bản cách Nam định gần chục cây số viếng mộ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính là nhà thơ số một Việt Nam về thơ làng quê đồng bằng sông Hồng.. Thắp nhang vái ông, tôi lại nhẩm những câu thơ ông viết về Huế trong đợt hành phương Nam của nhà thơ đầu những năm 40 của thế kỷ trước.

Giời mưa ở Huế sao buồn thế
Cứ kéo dài ra suốt mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Trời mờ ngao ngán một loài mây
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may...
(Giời mưa ở Huế)

Bởi thế về Nam Định đến thắp nhang lạy ông là ý nghĩ đầu tiên của tôi. Một sự trùng hợp rất ý vị là hai hôm trước ở Hà Nội, tại Hội chợ sách quốc tế Vân Hồ, lần đầu tiên tôi gặp và bắt tay nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu, người con gái miền Nam của thi sĩ . Bây giờ tôi lại đứng bên mộ ông. Mộ nhà thơ được xây ngoài vườn nhà rất khang trang. Trong nhà là bàn thờ, những kỷ vật của Nguyễn Bính . Tôi và Huy Tập thắp nhang lạy Nguyễn Bính rồi ghi vào sổ lưu niệm. Theo Huy Tập kể thì trước đây là ngôi nhà cũ của gia đình, lúc Nguyễn Bính đi xa, người em trai ở. Để có được ngôi nhà lưu niệm nhà thơ tài hoa, gia đình đã bàn với ông em đi làm nhà ở chỗ khác, để anh em góp tiền sửa sang xây lại ngôi nhà cũ thành nhà lưu niệm nhà thơ Nguyễn Bính. Ở xứ ta mộ nằm giữa làng quê đầm ấm thân thuộc châu thổ Sông Hồng này cũng hạnh phúc lắm lắm. Tiếc là bây giờ những hình ảnh thôn quê trong thơ Nguyễn Bính như đậu mùng tơi, khăn mỏ quạ, quần nái đen.v.v..đã thành quá vãng. Các cô gái quê nhà "đi tỉnh", đi Hà Nội, đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan... áo phông hở lưng, hở rốn, quần jin lửng, và không bao giờ về làng nữa...

Nguyễn Bính đã sống và viết nhiều thơ về Huế. Trong hai tập "Người con gái lầu hoa" và "Mười hai bến nước" của ông có nhiều bài thơ đặc sắc về Huế, đã trở thành tài sản tâm hồn của mọi người. Người Huế không ai không thuộc đôi đoạn, đôi câu trong các bài "Giời mưa ở Huế", "Vài nét Huế", "Người con gái lầu hoa", "Lửa đò" " Xom Ngự Viên"v.v... Nhiều hình ảnh, hình tượng thơ về Huế Nguyễn Bính dùng đã trở thành cổ điển , khó vượt qua. Như các hình ảnh "Giời mưa ở Huế" hay "Cầu cong như chiếc lược ngà...", "Con đò không chở những người chính chuyên" v.v... và đây là tiếng đàn kỹ nữ xưa :

Đàn ai chừng đứt dây tình
Vẳng lên một tiếng buồn tênh rồi chìm

Từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều tập thơ và tuyển thơ Nguyễn Bính lại được in đi in lại, đến với độc giả yêu thơ cả nước. Mới hay cái trường tồn của một thi sĩ là những bài thơ "rút ruột đẻ ra", những bài thơ "chân quê" nói về cái "tôi trữ tình"của tác giả, "cái tôi" muôn thuở kiếm tìm, khao khát của con người ! Thơ Nguyễn Bính nói với tôi nhiều điều tâm đắc về sự được mất trong thơ. Trong một bức thư gửi bạn Trọng Miên năm 1939, Hàn Mặc Tử đã viết rằng: "Bởi muốn cho Loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở Thế gian này - nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời - Chúa Trời bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình. "Không rên xiết là thơ vô nghĩa lý". Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình...".
Điều đó đúng với Hàn Mặc Tử và đúng cả với Nguyễn Bính !
Nguyễn Bính lại đồng hành với tuổi trẻ hôm nay và sẽ còn đồng hành với nhiều thế hệ lứa đôi mai sau. Thi sĩ ơi, thi sĩ là người cô độc, nhưng thơ mãi mãi là bạn đồng hành cùng trái tim con người.

Ngô Minh