Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Thơ Việt Nam sau 1975 – từ cái nhìn toàn cảnh

PGS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học (Viện hàn lâm KHXH Việt Nam) 


1. Quan điểm tiếp cận

1. Tôi muốn nói về thơ Việt sau 1975 bằng những dòng chữ của Trần Dần, người đã vắt kiệt mình vì muốn tạo ra một thứ quả lạ trong thơ và phải chịu nhiều cay đắng vì thứ quả “trái mùa” ấy. Nhưng phía sau điều “giản dị” mà tác giả Mùa sạch nói đến lại hàm chứa một sự thật hiển nhiên: lao động thơ trước hết là lao động chữ. Chính những con chữ, qua cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu được chiều sâu và sự vang ngân của tình ý, giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ. Nếu hiểu như thế thì thơ ca đâu chỉ chuyên chú vào một mục đích “chở đạo” và ngôn ngữ đâu phải đơn thuần là cái vỏ của tư duy! Trong thơ, chữ cũng chính là tư duy, là cách nói và thái độ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Như vậy, sự đổi mới trong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ và ngôn ngữ của anh ta. Nó hoàn toàn khác xa với những trò chơi ngôn ngữ tân kì nhưng thực chất chỉ tạo ra những xác chữ không hồn. Bởi thế, muốn hiểu được những đổi mới thi pháp thơ sau 1975, nhất là thơ ca thời đổi mới, tôi nghĩ, trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của thơ đương đại. Nhưng điều đó không dễ bởi: thứ nhất, sức ỳ của thói quen và thứ hai, sự đa dạng của thơ sau 1975.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Hai mặt


SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!


Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Cốm

Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987)

Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội. Trước thời kỳ chiến tranh tiếng thơm của cốm làng Vòng truyền đưa vào đến Thanh Nghệ, đến Huế Quảng, đưa xuống Nam Định, Hải Phòng và vào thấu đến Sài Gòn Nam Bộ. Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng - Cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Những vần thơ ngăn ngắt nỗi ly hương


Nhân về nước đón tết Giáp Ngọ 2014, nhà thơ Thế Dũng hiện sống ở Đức đã tặng tôi tập "Thơ Việt ở Đức” khá dày dạn gần 500 trang. Cầm tập thơ, tôi nóng lòng muốn đọc ngay xem tâm sự của những tác giả xa xứ xem sao. Đọc một mạch, nhận thấy chảy mạnh mẽ trong toàn tập thơ là những vần thơ ngăn ngắt nỗi ly hương.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Suy nghĩ tản mạn về văn hóa

Trong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, Giáo dục và phát triển Nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viết bài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bầy tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra  chút gì đó để cùng tư duy….

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nợ


Nợ. Quê. Nợ. Một. Dòng sông
Cỏ may vá víu cõi lòng. Sao. Vui
Nợ. Thơ. Nợ. Nỗi. Ngậm ngùi
Mảnh trăng vụn vỡ sụt sùi. Chia. Xa

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Tôi đã viết Về Kinh Bắc trong tâm trạng nào?


Đó là vào năm 1959. Vụ Nhân văn - Giai phẩm đã qua đi như một trận gió mạnh. Sau, dĩ nhiên có một vài cây đổ, lá rụng đầy đường, có những túp nhà tốc mái, có những bức tường siêu vẹo. Xong, trời lại xanh và đường phố lại rộn rịp nếp sống thường ngày. Tôi, lẽ đương nhiên phải chịu kỷ luật, một thời gian ba năm sẽ không được phép xuất bản, ấn hành bất cứ một sản phẩm nào của ngòi bút. Và cũng chỉ có thế, còn đời sống vật chất không có gì thay đổi lắm. Vẫn có lương hàng tháng, còn tuỳ ý mình, thích thì tìm một nơi nào đấy, lao động chân tay có thêm tiền bồi dưỡng, cũng vui, và chính cái việc tôi sinh hoạt, sống ba cùng với nông dân, công nhân đã giúp tôi hiểu thêm về những số phận người.
Phải nói thật một điều, thường người ta khó tin, là hồi đó tôi không mang trong lòng – dầu chỉ một ly – nỗi oán hận, nỗi buồn phiền, hoặc trách móc hờn giận gì ai. Đôi lúc, chỉ nghĩ về chính số phận mình, có chút cay đắng, có sầu tư. Nhưng vì đã mang lấy nghiệp vào thân như Nguyễn Du nói cái nghiệp thơ đầy đau khổ, oan trái, nhưng cũng nhiều hào quang toả ra từ tâm linh đã đem đến cho mình không ít giờ phút say sưa, ngay trong cuộc sống bình nhật cũng không ít hạnh ngộ đẹp, tôi được gặp nhiều người nam, người nữ rất trong sáng, yêu thương mình hết lòng. Dân tộc là thế đấy, thưa các bạn.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ

VHNA: Văn hóa của một dân tộc là một dòng chảy liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người, mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với văn hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng. Tất niên năm nay, với tâm niệm đó, chúng tôi đã đón PGS.TS Đỗ Lai Thúy làm khách của Văn hóa Nghệ An và đã có cuộc trao đổi ngắn nhưng thú vị.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Hermann Hesse - Thơ "dở" và thơ "hay"

Tôi nhớ hồi khoảng 10 tuổi, có một lần ở trường, chúng tôi được đọc một bài thơ mà nhan đề của nó, nếu tôi nhớ đúng, là  “Cậu con trai nhỏ bé của Speckbacher”. Bài thơ kể về một cậu bé quả cảm, người đã tham gia vào một trận chiến đấu, xông pha giữa cơn mưa đạn để nhặt đạn dược về cho nghĩa quân và trở thành một anh hùng nổi tiếng. Cả lớp chúng tôi ai cũng hào hứng với bài thơ và khi thầy giáo hỏi chúng tôi một cách hơi châm biếm: “Các trò nghĩ đây là một bài thơ hay sao?”, chúng tôi đều gào lên phấn khích: “Dạ, đúng ạ!”. Nhưng ông thầy lại lắc đầu, mỉm cười và nói: “Không, đó là một bài thơ dở.” Thầy tôi đã đúng, theo một cách nào đó. Theo những quy phạm và thị hiếu của thời đại, đây không phải là bài thơ hay. Nó thiếu sự chân thực, tinh tế, nó thiếu sự tự nhiên, nó là một tác phẩm có phần thô sơ. Song bài thơ lại đem lại cho những cậu bé chúng tôi những rúng động mãnh liệt.