Kinh
doanh địa ốc nhưng đam mê lớn nhất của Nguyễn Đình Tùng là sách, với
hơn 20 tấn sách các loại được anh sưu tầm và lưu giữ qua nhiều năm.
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
Cỏ
“Tôi thấy mình là cỏ. Tôi được sinh ra và tôi tự lớn lên…”
1.
Hành lý chẳng có gì, vài ba bộ quần áo và một mớ đồ lụn vụn, lặt vặt.
Hai ngày trước tôi đã nhét vội vàng vào túi xách, lập cập kéo khóa và
chực phi thẳng ra khỏi cửa nhà không thèm ngoái đầu nhìn lại. Đi. Sẽ đi.
Không từ biệt. Không luyến tiếc. Tôi đang có cảm giác bị đuổi ra khỏi
nhà hơn là một sự tự nguyện. Cái mặt lì lợm của tôi không biết khóc bao
giờ. Từng cơn nấc nghẹn bứ nơi cổ họng nuốt không trôi được cứ đau nhưng
nhức. Đau từ tim lên đỉnh đầu, đau tứ chi rồi đau toàn thân. Tôi nuốt
khan. Tôi khóc khan. Ừ, đi thì đi. Phải đi thôi. Tôi giục tôi, dữ dội
lắm, quyết liệt lắm. Ở nhà chỉ là một cục thịt thừa. Một cục thịt bốc
mùi ôi thiu làm ngứa mắt và vướng víu những người xung quanh. Ừ. Đi thì
đi. Dễ thôi. Quan trọng đi là để trở về hay là bỏ xứ, biệt xứ. Có ai cần
tôi đâu.
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012
Hải lơ...
Xin nói ngay rằng, đây không phải là biệt hiệu của một huấn
luyện viên bóng đá Việt Nam đầy cá tính, Lê Thụy Hải, mà là tên thường gọi của
một kẻ “lơ” (chứ không ngơ) và hôm nay tôi sẽ kể lể đôi điều về gã với bà con.
Gã họ Ngô (không nghê lắm) tên cúng cơm là Hải, đang vật vã tại Trier, thành phố
cổ nhất nước Đức. Nói là cổ vì Trier được hình thành từ nửa sau thế kỷ thứ 3 với
tên gọi ban đầu là Treveris. Thành phố này có khoảng 100.000 dân, diện tích 117
km2 nên chỉ đi khoảng vài tiếng là hết chỗ tham quan. Cũng chẳng
khác gì nhiều so với những thành phố tôi đã từng qua. Có lẽ biết được tâm lý đó
của tôi nên gã đã an ủi ngay khi tôi vừa đặt chân xuống nhà ga trung tâm: “Đây là thành phố cổ nên cái gì cũng già. Chịu
khó tí nhé. Mai anh đưa chú đi mấy chỗ hay cực”. Nói xong gã nhếch mép cười
thật bí hiểm, còn tôi thì vừa mệt vừa đói nên cũng ậm ừ cho qua chuyện.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
Con đường cái quan
Bài nhạc hôm nay mà tôi muốn giới thiệu với các bạn, đó là trường ca Con đường cái quan của nhạc sỹ Phạm Duy. Đây là trường ca rất nổi tiếng, được người nhạc sỹ tài hoa này sáng tác từ năm 1954 đến 1960. Trường ca gồm 19 đoản khúc (có thể coi như 19 bài hát riêng biệt), được chia làm ba phần: Từ miền Bắc, Qua miền Trung và Vào miền Nam. Về nội dung của trường ca, nhạc sỹ Phạm Duy đã viết: "Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước...". Trường ca là sự kết hợp rất tài tình giữa dân ca ba miền và các âm giai ngũ cung phương Đông và thất cung phương Tây. Do đó mà tiết tấu phong phú và phóng khoáng, việc chuyển tiếp giữa các đoạn uyển chuyển và không bị gượng ép, chắp vá. Trường ca này là một đóng góp chói sáng vào kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc, là sự làm mới một cách tuyệt vời dân ca Việt Nam. Vì thế, đã là người Việt Nam thì phải nghe trường ca này, ít nhất một lần trong đời...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)