Tại
sao không lờ những gì nhục nhã, chỉ lưu lại lại những gì vinh quang,
ngọt ngào? Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con
người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn,
sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng
người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi.
Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
Làm thế nào để có văn chương đỉnh cao?
(NGUYỄN HOÀNG ĐỨC trả lời phỏng vấn của SƯƠNG NGUYỆT MINH)
Sương Nguyệt Minh: Thưa nhà LLPB Nguyễn Hoàng Đức! Theo ông như thế nào là tác phẩm văn chương đỉnh cao?
Nguyễn Hoàng Đức: Theo tôi tác phẩm văn chương đỉnh cao luôn bao hàm tư tưởng. Ở đây tôi muốn lý giải tư tưởng một cách dễ hiểu để nó không trở thành nơi ẩn nấp cho nhưng cái gì hàm hồ, à uôm, áng chừng, bất khả lý giải dẫn đến hòa cả làng. Trong cơ thể, bộ não là bộ tham mưu cao nhất lãnh đạo toàn bộ các chi thể. Một tác phẩm văn học (hoặc các tác phẩm của các môn nghệ thuật khác cũng vây) giống như một cơ thể và tư tưởng chính là bộ não của nó. Tư tưởng còn có thể được gọi là tính đề tài, tính chủ đề… Người ta không thể hy vọng vào tác phẩm có nhiều tư tưởng mới như mốt thời trang hay như bút phát, hay như phong cách viết. Tư tưởng thường là cao hay thấp nhiều hơn là cũ hay mới. Chẳng hạn như tự do, bình đẳng bác ái, chân lý là những chủ đề luôn luôn cũ hoặc chẳng bao giờ mới, nhưng được lịch sử văn học luôn luôn bám riết hoặc theo đuổi. Có thể minh họa thế này: Có rất nhiều cô gái chân cao chân thấp, vòng một khác vòng hai… đấy là tính đa dạng của cơ thể, nhưng về tư tưởng, trình độ tư tưởng của các cô ấy rất ít khác nhau. Người ta thường phân biệt người có nhu cầu vật chất hoặc người có nhu cầu văn hóa, người có nhu cầu tinh thần, người có nhu cầu tôn giáo, người có nhu cầu từ thiện đạo đức, hoặc người có tất cả nhu cầu đó.
Nguyễn Hoàng Đức: Theo tôi tác phẩm văn chương đỉnh cao luôn bao hàm tư tưởng. Ở đây tôi muốn lý giải tư tưởng một cách dễ hiểu để nó không trở thành nơi ẩn nấp cho nhưng cái gì hàm hồ, à uôm, áng chừng, bất khả lý giải dẫn đến hòa cả làng. Trong cơ thể, bộ não là bộ tham mưu cao nhất lãnh đạo toàn bộ các chi thể. Một tác phẩm văn học (hoặc các tác phẩm của các môn nghệ thuật khác cũng vây) giống như một cơ thể và tư tưởng chính là bộ não của nó. Tư tưởng còn có thể được gọi là tính đề tài, tính chủ đề… Người ta không thể hy vọng vào tác phẩm có nhiều tư tưởng mới như mốt thời trang hay như bút phát, hay như phong cách viết. Tư tưởng thường là cao hay thấp nhiều hơn là cũ hay mới. Chẳng hạn như tự do, bình đẳng bác ái, chân lý là những chủ đề luôn luôn cũ hoặc chẳng bao giờ mới, nhưng được lịch sử văn học luôn luôn bám riết hoặc theo đuổi. Có thể minh họa thế này: Có rất nhiều cô gái chân cao chân thấp, vòng một khác vòng hai… đấy là tính đa dạng của cơ thể, nhưng về tư tưởng, trình độ tư tưởng của các cô ấy rất ít khác nhau. Người ta thường phân biệt người có nhu cầu vật chất hoặc người có nhu cầu văn hóa, người có nhu cầu tinh thần, người có nhu cầu tôn giáo, người có nhu cầu từ thiện đạo đức, hoặc người có tất cả nhu cầu đó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)