"Ở đâu ngôn từ bất lực, ở đó âm nhạc vang lên...". Dù cho ánh sao kia có rơi giữa bầu trời đêm tối, dù cho những mảnh vỡ bằng thủy tinh có thể không bao giờ hàn gắn được, dù cho anh có như con sói ích kỷ lạc bầy trong những đám tuyết mảnh mong. Em vẫn yêu anh như một ông hoàng. Em yêu anh như em đã không còn là em nữa. Em trao anh những bí mật sâu kín nhất của cuộc đời em... Anh, em yêu anh yêu anh yêu anh như thế đó!
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
Khóc
Tình cờ một lần tôi lạc vào blog của một người bạn. Quen... Không quen... Được đọc những dòng tâm sự của người này. Tâm sự mà viết như thơ, như khóc thầm cho những khổ đau, bất hạnh của cuộc đời mình. Có người đã ví cõi tạm như một cái chợ, Chợ đời. Ở đó có kẻ bán người mua tấp nập, mua vui bán buồn, mua giàu bán nghèo, mua danh bán lợi, và còn mua bán đối chác những gì nữa. Vậy mà, có một gã khờ thì: "Chợ buồn đem bán những vui/Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em" dễ khiến cho người ta nhói lòng và xa xót. Khi đọc em, tôi cũng có cảm giác như thế. Bất chợt một ngày ta không còn biết khóc/Lệ của người liệu có chảy hay thôi?
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
Lá cờ
Sáng tác và biểu diễn: Tạ Quang Thắng
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
Tâm thức Việt trên đất Mỹ
Cây đa bến nước |
Bác sỹ Lê Đình Phương là
một cây bút quen thuộc đối với những ai quan tâm tới y khoa, văn học, âm nhạc
và nhiếp ảnh. Ông cũng là người có những ý kiến xác đáng với nhiều vấn đề nóng
hổi và nhức nhối của xã hội. Đó chính là thái độ đáng trọng của người trí thức.
Năm 2009, cuốn sách Người bệnh cuối ngày với những bài bút ký về nghề
nghiệp, về cuộc đời và về nhiếp ảnh của ông, thực chất là tập hợp các bài viết
đăng tải trên báo chí và blog cá nhân (Dr Nikonian), đã ra mắt bạn đọc. Những
bài viết trong tập sách chính là tâm tư, là nỗi lòng của một người nghệ sỹ đối
với thời cuộc, với con người dưới lăng kính “cận nhân tình” của một bác sỹ tổng
quát. Có những bài đề cập đến chuyện nghề nghiệp khô khan song không vì thế mà
khó đọc, trái lại, được thể hiển dưới một giọng văn dễ hiểu và hóm hỉnh. Nhờ đó
mà mọi điều khó nghe, khó nuốt kia cứ từ từ thấm dần vào trí nhớ người đọc.
Ngoài ra, còn có những bài bút ký, cảm nhận về những địa danh khác nhau trên
thế giới, về âm nhạc, về nhiếp ảnh thật sắc sảo, tài hoa và đầy tính nhân văn.
Trong thời kỳ toàn cầu
hóa hiện nay, một trong những vấn đề lớn nhất đối với nhiều quốc gia, đặc biệt
là các nước đang phát triển, chính là làm sao hội nhập được với dòng chảy văn
hóa chung của nhân loại nhưng cũng không được để đánh mất bản sắc văn hóa của
dân tộc mình. Vì văn hóa sẽ là yếu tố nhận dạng của mỗi quốc gia trên bản đồ
thế giới trong thế kỷ này. Mất văn hóa là mất tất cả. Đây là vấn đề cực khó. Một
điều dễ nhận thấy, đó là những gì mới mẻ, trẻ trung thường có sức thu hút, hấp
dẫn hơn những gì thuộc về cổ truyền, quá khứ. Vì thế mà những nền văn hóa phóng khoáng, cổ vũ cho tự do, cởi mở thì thường được ưu chuộng hơn
nền văn hóa truyền thống, vốn bảo thủ và chậm chạp hơn so với sự phát triển của
xã hội. Hệ quả là, những giá trị văn hóa truyền thống dần dần bị mai một, trong
khi những giá trị mới kia chưa đủ sức hình thành nên các chuẩn mực, giá trị đạo
đức để dẫn dắt toàn xã hội. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự mất ổn định về tâm
lý xã hội, và cũng là bi kịch của xã hội hiện đại. Đó là lý do mà bất cứ mỗi
dân tộc nào, nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ này cũng đều phải giữ
cho bằng được “chiếc phanh” văn hóa truyền thống này…
Hắn là một gã nông dân
thứ thiệt. Ăn khỏe, uống nhiều, giọng nói lúc nào oang oang như chợ vỡ,
được mỗi cái nụ cười duyên dáng và chân thật… Giã từ làng quê nghèo khó, hắn “liều
mạng” đi Tây một chuyến, những mong đổi đời và cũng muốn mở mang tầm mắt để
biết đó đây. Dấu giày thiên di của hắn đã băng qua biết bao vùng đất của quả
cầu này. Từ những buối phơi mặt trên đường phố Moscow, những lần chạy hàng bạc
tóc tại Berlin, Praha, Paris,... rồi những chuyến lang thang một mình trong
khắc khoải, cô đơn của một người viễn xứ. Không biết tự khi nào, hồn quê Việt
lại chợt hiển hiện thật gần gũi, thân thương trong tâm thức gã, một kẻ quê kệch
và lênh đênh nguồn cội…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)