Hôm nay, 23 tháng 4, một ngày bình thường đối với bao người. Nhưng với con thì hôm nay lại là ngày rất đặc biệt, sinh nhật Mẹ. Thường thì mọi năm vào ngày này, con chỉ hỏi thăm hay gọi điện và rồi cả nhà chúc mừng sinh nhật Mẹ một cách giản đơn. Vậy mà năm nay con lại nhớ tới ngày này và chợt thấy bồi hồi…
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Bùi Ngọc Tấn - người chăn kiến
Chân dung Bùi Ngọc Tấn - Tranh của Đỗ Phấn |
Tin về nhà văn Bùi Ngọc Tấn được giải thưởng Henri Queffenlec tại liên hoan "Sách và Biển" năm 2012 không làm tôi ngạc nhiên. Vì tôi đã từng đọc và thán phục tài năng của ông qua các truyện ngắn viết về cảnh tù đày và biển cả. Lối viết của ông chậm rãi, khi thì thủ thỉ, lúc thì như độc thoại, các chi tiết và hình tượng nhân vật đan cài nhau khéo léo và đầy tính bất ngờ. Nhận xét về ông, nhà thơ Dương Tường đã viết: "Bùi Ngọc Tấn, trong
mắt tôi, là người biết chưng cất cái đau thành hi vọng, thành tiếng
cười, không, chính xác hơn, thành nụ cười, vì anh không mấy khi cười
thành tiếng. Tôi gọi đó là hóa học của nhân bản. Hay có khi đó là bí
quyết đạt đạo của những bậc hiền?”. Nhân dịp này, xin chúc mừng và chia vui cùng với ông. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một truyện ngắn xuất sắc của ông: Người chăn kiến...
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ
Thi nhân Bùi Giáng |
Bùi Giáng (1926-1998) là một trong
những nhà thơ kỳ dị nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Hỏi tên rằng biển xanh dâu/Hỏi quê rằng mộng
ban đầu đã xa là câu thơ tự bạch của ông được ghi trên tấm danh thiếp. Người
ta bảo ông điên. Nhiều người không hiểu được tại sao ông lại có thể viết nhiều
và viết với tốc độ kinh hoàng đến như thế. Giai thoại về ông thì nhiều vô kể.
Nào là ngủ ở nghĩa địa trên một nấm mộ với đủ loại xương người, múa may quay
cuồng giữa chợ, hạ bút thành thơ, nào là đứng phố ngồi hè, không bao giờ giặt
quần áo,… Những giai thoại này chỉ làm tăng thêm sự tò mò của mọi người về đời
sống cá nhân của ông mà thôi.
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
Đa tạ
Ai đó đã từng nói, âm nhạc là sự sẻ chia, đồng cảm của người sáng tác và người thưởng thức. Nhiều khi một bài hát, một bản nhạc có thể là vô nghĩa với người này nhưng lại rất ý nghĩa với người khác, bởi vì họ tìm thấy hình ảnh của chính mình trong đó. Một ngày như bao ngày khác, bất chợt một gã nhà quê lại được nghe những âm thanh yêu dấu từ quê hương mình. “Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm/Lời ca tiếng ru êm đềm/Ôi lời ca đã xua chinh chiến/ru chim trắng trắng tung bay/Xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng cày…”. Đơn giản vậy đó. Bình thường vậy đó. Thế mà gã lại rưng rưng, ngồi thừ hồi lâu trước màn hình vi tính. Phải chăng đấy chính là ân tình với quê hương, thứ tình cảm mà không khi nào nguôi ngoai trong trái tim và tâm hồn của gã?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)