Mới có mấy ngày đầu năm 2012, những tin tức về vụ việc Đoàn Văn Vươn, việc cô giáo xúc phạm học sinh khiến cho em đó phải tự tử, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, bộ trưởng Đinh La Thăng định "móc túi" người dân bằng đề xuất thu phí phương tiện cá nhân, rồi những báo động về sự xuống cấp, suy thoái văn hóa, đạo đức mà người ta đã "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" và cũng có nói thêm nữa thì có vẻ...vẫn như thế, làm tôi thêm đau đầu mệt xác. Định cầm bút viết gì đó cho bõ mệt nhưng mà nghĩ không ra cái gì hay cả. Tiếp tục đọc...Đọc thơ. Lại vớ phải mấy bài phê phán thơ tơi bời. Mấy tác giả bị phê phán là Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy và Đỗ Doãn Phương, những người vừa được trao giải thưởng về thơ của Hội nhà văn năm 2011. Thơ của họ bị chê là vô lối, hũ nút, nửa dơi nửa chuột, thơ không ra thơ văn không ra văn và có người còn "kì công" dịch thơ họ ra tiếng...Việt, với mục đích dễ hiểu hơn. Nhưng mà, tôi đọc xong bài thơ "dịch" này thì thấy còn khó hiểu và vô ý nghĩa hơn cả bài thơ nguyên gốc. Hi hi. Đúng là chả có loại hình nghệ thuật nào mà dễ gây hiểu lầm và rắc rối như thơ cả. Thế thì tại sao thơ vẫn cứ tồn tại? Loài người có cần đến thơ nữa hay không? Thơ để làm gì cho con người? Đang miên man suy nghĩ tìm câu trả lời (mà chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng), tôi chợt đọc được bài viết thật hay này. Bài viết của tác giả Marcel Reich Ranicki, nhà phê bình có ảnh hưởng nhất tới văn học đương đại Đức. Bản dịch tiếng Việt của Trương Hồng Quang (Đức). Xin mời các bạn...