Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Văn Cao của Toán

Quen nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán đã lâu và biết anh là người duy nhất có "ngân hàng" ảnh đồ sộ của các văn nghệ sỹ, mà bạn bè thường gọi là "Thống đốc ngân hàng ảnh văn nghệ sỹ". Tôi quí Toán bởi sự giản dị, tự nhiên (nhi nhiên), không cầu kỳ, làm dáng vớ vẩn của những kẻ thích coi mình là người quan trọng. Và có vẻ Toán cũng mến tôi. Hi hi. Hôm nay đọc báo mới biết anh vừa có cuộc triển lãm ảnh về Văn Cao, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của người nghệ sỹ tài hoa này. Xin thành thật chúc mừng anh và chia sẻ cùng các bạn...

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Hoàng Ngọc Hiến với những trăn trở về văn hóa

GS Hoàng Ngọc Hiến - tranh của họa sỹ Ba Tỉnh
Hoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Ông vừa từ biệt chúng ta để ra đi vĩnh viễn, nhưng những trăn trở của ông về văn hoá Việt Nam hiện tại đã đặt ra hàng loạt vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực mà những ai đang băn khoăn về văn hoá Việt Nam hiện thời không thể bỏ qua. Những trăn trở của ông sẽ còn mãi với văn hoá Việt Nam hôm nay và mai sau.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Sergei Esenin trong một thế giới không trữ tình

Sergei Esenin và Isadora Duncan năm 1922
Không, nhà thơ không xa lạ với cách mạng, chỉ có điều cách mạng và anh không cùng bản chất. Exênhin là con người nội tâm, dịu dàng, trữ tình – cách mạng thì phơi bày, hùng tráng, đầy thảm họa. Và một thảm họa đã đặt dấu chấm lên cuộc đời ngắn ngủi của nhà thơ.”

(Lev Trotsky)

Bài viết quá hay và quá đúng của Lev Trotsky về Exênhin (Sergei Esenin) đã khiến một người Việt rất yêu cả thơ ca và con người Exênhin là tôi phải đắn đo khi muốn bày tỏ một chút gì đó cảm nhận của riêng mình về nhà thơ Nga vĩ đại này. Nhất là về những bài thơ cuối đời, được viết trong hai năm 1924 và 1925 của Ông, mà nhiều bài thơ trong số đó có thể coi là “ thơ tuyệt mệnh ”. Xécgây Exênhin đã cảm thấy hơi thở của cái chết phả vào Ông từ trước đó hai năm, trước khi Ông chủ động “ không sập cánh cửa cuộc sống của mình mà chỉ nhẹ nhàng khép nó lại bằng bàn tay tuôn trào máu đỏ ” (Trotsky). Những nhà thơ lớn của nước Nga thường có số phận rất kỳ lạ. Hầu hết họ chết trẻ, chết khi năng lượng sáng tạo tuôn trào mạnh mẽ nhất. “ Sống trẻ chết trẻ như những nhà thơ Nga ” – trong bài thơ Kỷ niệm về những câu thơ Nga của tôi có một câu thơ như vậy.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Nên bỏ chữ "Nhạc sến"

1. Tôi được nghe đến tên gọi “nhạc sến” lần đầu tiên năm 1995 lúc xếp hàng trước khi vào thính phòng nghe một chương trình nhạc truyền thống Việt Nam ở San Francisco. Tôi đứng cạnh một người đàn ông đứng tuổi lúc đang đợi chương trình bắt đầu. Điều thú vị cho tôi, ông là một người Hà Nội chính gốc sinh năm 1921 và đã suốt đời kiếm sống bằng nghề chơi nhạc.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Vào bếp với sividuc - Nơi hội tụ những niềm vui

Quang cảnh cuộc thi lúc chuẩn bị khai mạc

Đáng ra thì tôi không có ý định viết bài này để nhắc lại về một cuộc thi hết sức vui vẻ của sividuc, bởi đã có quá nhiều những tay viết, tay máy chuyên nghiệp làm việc đó rồi. Nhưng mà khi nhìn lại những hình ảnh và thước phim về cuộc thi này, thì cứ khiến trong mình như có gì đó không yên và vì thế, nó buộc mình phải cầm bút và ghi lại những cảm nhận cá nhân. Cảm nhận của một người trong cuộc. Cảm xúc của một người đứng ngắm cuộc thi từ xa, hơn là được trực tiếp theo dõi từ đầu tới cuối.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Nỗi bồn chồn Lê Đạt



Lê Đạt trong tôi trước hết là một nhà thơ thân thiện. Thân thiện với môi trường - người, đã đành, nụ cười của ông đã nhiều giai thoại, nhưng hơn hết là thân thiện với môi trường - chữ. Không chỉ bởi cách ông lựa chọn đoản ngôn hay haikâu để chống lãng phí chữ hay thực hiện mùa khem, mà quan trọng hơn là bởi, tôi cảm nhận, chữ nghĩa của ông hầu như không, hay rất ít khi, hục hặc gây sự lẫn nhau.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Nhà thơ của sự thiếu hụt

Thế là đã sắp 5 năm trôi qua kể từ ngày nhà thơ Phạm Tiến Duật đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày giỗ lần thứ 5 của anh sẽ là ngày 4/12 tới. Và với tôi, một người đi sau, lại thêm một lần không thể cầm được nước mắt. Không bao giờ dám nhận là người gần gụi với anh nhưng cũng đã có không ít kỷ niệm với nhà thơ của “Không có kính không phải vì xe không có kính”, tôi đã thấy anh như một thi sĩ tài cao nhưng lại luôn thân làm tội đời. Danh vọng lớn nhưng ở đám đông trông anh bao giờ cũng có vẻ cô đơn và tồi tội…

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Gia phong xứ Nghệ



Có những dòng tộc xứ Nghệ được người đời nhìn vào một cách ngưỡng mộ và đem lại sự hãnh diện không chỉ cho con cháu mà còn cho tất cả đồng hương, như họ Nguyễn Tiên Điền ở Nghi Xuân, họ Nguyễn Trường Lưu ở Can Lộc, họ Cao Xuân ở Diễn Châu… Ở đó nói chuyện gia phong thật dễ. Nhưng gia phong có lẽ cần được nhìn rộng hơn như một nếp sống chung cho nhiều dòng họ, càng rộng hơn, cho cả một vùng…

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Những người Huế mặc áo dài


Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Truyện cực ngắn của Trần Hoàng Trúc


NTT: Trần Hoàng Trúc sinh năm 1978 tại Huế, tốt nghiệp ĐH Marketing TP.HCM, thích sáng tác nhạc, làm thơ và viết văn. Tác phẩm đầu tay là tiểu thuyết dã sử Mặt nạ thâm cung được dư luận chú ý. Chị là hội viên hội Nhà Văn thành phố HCM. Mời bạn cùng xem 15 truyện cực ngắn của chị...

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nhớ người rót biển vào chai

Tôi thường gọi bạn tôi – cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn là “Người rót biển vào chai” cái tên đó do cố nhà thơ Hoàng Cầm đặt  khi ông bình bài thơ  “ Biển vắng”  của ông Sơn. Một bài thơ hay về nỗi  cô đơn, chờ đợi  vọng ngóng  mà người yêu không đến. Bài thơ tình tuyệt vời có câu kết thành thương hiệu đẹp cho ông Sơn:

Rơi chiều vàng ngơ ngác sóng
…Nắng tắt mà người không đến
Anh ngồi rót biển vào chai” 

Người rót biển vào chai đã đi hội thơ tiên với các bậc cha anh trong thi đàn Việt Nam: Hữu Loan, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Dần…Hôm nay tôi viết bài thơ này để thắp nén tâm nhang rót ly rượu Nga Sơn cho bạn. Vẫn ngỡ ông Sơn đang ngồi đâu đó ở quán Trúc Trần Hưng Đạo, quán bia Hoàng Hoa Thám nói oang oang, đọc thơ như lên đồng giữa bè bạn và cư dân yêu thơ.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Nguyễn Huệ Chi và những dấu ấn khoa học sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu văn học cổ cận đại Việt Nam

VHNA: Mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn Văn học Cổ cận đại Việt Nam, từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật – một tinh tuyển các bài viết trong vòng 50 năm nghiên cứu của chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực văn học Cổ cận đại Việt Nam: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Tình yêu và thơ tình



Luận về tình yêu thì vô cùng, không bờ bến, không điểm dừng, nhưng chung quy lại vẫn là tình yêu nam nữ cảm nhau, nhớ nhau, yêu thương nhau, thấy thiếu nhau không được, phải gắn bó xác thịt, sinh con cái tạo ra một gia đình lớn hòa đồng cùng xã hội.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Những cuộc tình làm nên kiệt tác Neruda

Trong sự nghiệp văn học của Pablo Neruda (nhà thơ Chile, người từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1971), thơ ca viết về tình yêu chiếm một vị trí đáng kể. Có thể nói, đó là nhật ký tâm hồn, là dấu ấn những mối tình nồng thắm của ông.

Nếu như trước đây, bạn đọc từng biết nhiều đến người đàn bà tên gọi Martilde Urrutia qua tập “Một trăm bài thơ tình” thì sau này, những thông tin về người phụ nữ – mối tình đầu của thi nhân, nhân vật chính của tập thơ “Hai mươi bài thơ tình và một bài ca thất vọng” (tập thơ đầu tay của Neruda) đã dần dần được phơi mở…

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Nước mắt đàn bà




"Tôi đứng về phe nước mắt" - thơ Dương Tường



Người ta thường nói

Nước mắt đàn bà

Tôi vốn không tin

tới một lần

Nhìn em bật khóc

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền


Nhà thơ, nhà văn Thanh Tâm Tuyền qua đời trưa ngày 22 tháng 3-2006, tại thành phố Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi.

Thanh Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học miền Nam, trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp lửa.

Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Thụy bây giờ về đâu

Tranh xé dán của Thuận Nghĩa

Khúc Thụy Du là một bản tình ca nổi tiếng của nhạc sỹ Anh Bằng viết vào khoảng những năm 80 thế kỷ trước. Xuất phát từ một bài thơ phản chiến của nhà thơ Du Tử Lê, người nhạc sỹ đã cắt bỏ những câu thơ nói về sự khốc liệt và đau khổ của chiến tranh, mà chỉ giữ lại những câu thơ viết về tình yêu và thân phận con người. Có lẽ nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới được nghe một trong những bản tình ca hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Hình ảnh con chim bói cá đứng trên chiếc cọc nhọn giữa một mặt hồ mênh mông gợn sóng, khiến tôi ấn tượng và bị ám ảnh rất lâu. Ấn tượng vì từ trước nay, chưa có ai từng đưa nó vào trong thơ cả. Ám ảnh vì nó là hiện thân cho nỗi đơn côi đằng đẵng của kiếp người khi đối mặt với cái vô hạn của vũ trụ bao la. Ô hay, cuộc đời chỉ là một cái chớp mắt giữa hư không hay sao?

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Đọc là một niềm lạc thú


LÂM VŨ THAO
Trả lời phỏng vấn F Magazine, một tạp chí thời trang, với tư cách độc giả

Anh đang đọc gì?

Tôi đang đọc cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Javier Marías, Tomorrow in the battle think on me. Nhà văn này đã có hai cuốn được dịch ở Việt Nam là Trái tim bạc nhược và Người đàn ông đa cảm.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tố Hữu và Phạm Duy

Tố Hữu
Mẹ tôi kể rằng khi tôi còn chưa biết đọc, biết viết mẹ đã dạy tôi học thuộc những câu thơ Tố Hữu, để rồi khi mẹ lúi húi trong vườn sắn, tôi ngồi vắt vẻo trên tảng đá nghêu ngao đọc:
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải
đẹp tươi lạ thường
Nhớ
Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên
đường suối reo
Mẹ thuộc rất nhiều thơ Tố Hữu. Từ những bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ như Bà bủ, đến những bài thơ mang âm hưởng truyện thơ như Bà má Hậu Giang; từ những bài thơ hừng hực lửa nhiệt thành như Hãy nhớ lấy lời tôi,đến những bài thơ nghẹn ngào đau thương như Bác ơi… mẹ đều thuộc nằm lòng. Giọng đọc của mẹ say sưa, ấm áp đã khiến những vần thơ Tố Hữu ngấm vào tâm hồn tôi như thể người ta ăn cơm uống nước để sống và lớn lên.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thư ngỏ về việc xây dựng quỹ Sách cho nông thôn của Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức


Kính gửi quí vị và các bạn,

Nặng trĩu trong hành trang của người Việt xa xứ là nỗi nhớ quê hương cồn cào, da diết. Thẳm sâu trong mỗi trái tim là hình ảnh thân thương của chái bếp, hiên nhà. Của những ký ức tuổi thơ êm đềm nhưng còn đầy khó nhọc. Xa quê hương, đến với những miền đất mới, ở nơi đó khi được tiếp xúc và thụ hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại, chúng ta lại không khỏi chạnh lòng khi nhắc đến quê nhà.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Thơ xuân


Tiếng Xuân đã gọi ngoài khung cửa
Thi sĩ mơ màng dệt mộng thơ
Đào tơ nhú lộc thêm chồi biếc
Trời Đất giao tình rắc bụi mưa

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Giữ gìn ký ức

Tại sao không lờ những gì nhục nhã, chỉ lưu lại lại những gì vinh quang, ngọt ngào? Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Làm thế nào để có văn chương đỉnh cao?


Sương Nguyệt Minh
Nhà văn Sương Nguyệt Minh
(NGUYỄN HOÀNG ĐỨC trả lời phỏng vấn của SƯƠNG NGUYỆT MINH)
Sương Nguyệt MinhThưa nhà LLPB Nguyễn Hoàng Đức! Theo ông như thế nào là tác phẩm văn chương đỉnh cao?
Nguyễn Hoàng Đức: Theo tôi tác phẩm văn chương đỉnh cao luôn bao hàm tư tưởng. Ở đây tôi muốn lý giải tư tưởng một cách dễ hiểu để nó không trở thành nơi ẩn nấp cho nhưng cái gì hàm hồ, à uôm, áng chừng, bất khả lý giải dẫn đến hòa cả làng. Trong cơ thể, bộ não là bộ tham mưu cao nhất lãnh đạo toàn bộ các chi thể. Một tác phẩm văn học (hoặc các tác phẩm của các môn nghệ thuật khác cũng vây) giống như một cơ thể và tư tưởng chính là bộ não của nó. Tư tưởng còn có thể được gọi là tính đề tài, tính chủ đề… Người ta không thể hy vọng vào tác phẩm có nhiều tư tưởng mới như mốt thời trang hay như bút phát, hay như phong cách viết. Tư tưởng thường là cao hay thấp nhiều hơn là cũ hay mới. Chẳng hạn như tự do, bình đẳng bác ái, chân lý là những chủ đề luôn luôn cũ hoặc chẳng bao giờ mới, nhưng được lịch sử văn học luôn luôn bám riết hoặc theo đuổi. Có thể minh họa thế này: Có rất nhiều cô gái chân cao chân thấp, vòng một khác vòng hai… đấy là tính đa dạng của cơ thể, nhưng về tư tưởng, trình độ tư tưởng của các cô ấy rất ít khác nhau. Người ta thường phân biệt người có nhu cầu vật chất hoặc người có nhu cầu văn hóa, người có nhu cầu tinh thần, người có nhu cầu tôn giáo, người có nhu cầu từ thiện đạo đức, hoặc người có tất cả nhu cầu đó.